Trắc nghiệm Bài 17: Khái niệm điện trường - Vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề bài
Điện trường là:
-
A.
môi trường không khí quanh điện tích.
-
B.
môi trường chứa các điện tích.
-
C.
môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
-
D.
môi trường dẫn điện.
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?
-
A.
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
-
B.
Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.
-
C.
Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.
-
D.
Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
-
A.
thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
-
B.
điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
-
C.
tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
-
D.
tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
-
A.
V.
-
B.
V.m.
-
C.
V/m.
-
D.
N
Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?
-
A.
cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.
-
B.
cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
-
C.
cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.
-
D.
đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều
Đường sức điện cho biết
-
A.
độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
-
B.
độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
-
C.
độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
-
D.
hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
-
A.
hướng ra xa nó.
-
B.
hướng về phía nó.
-
C.
phụ thuộc độ lớn của nó.
-
D.
vào điện môi xung quanh
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc:
-
A.
độ lớn điện tích thử.
-
B.
độ lớn điện tích đó.
-
C.
khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó
-
D.
hằng số điện môi của của môi trường.
Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì độ lớn cường độ điện trường
-
A.
không đổi.
-
B.
giảm 3 lần.
-
C.
tăng 3 lần.
-
D.
giảm 6 lần.
Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường
-
A.
giảm 3 lần.
-
B.
tăng 3 lần.
-
C.
giảm 9 lần.
-
D.
tăng 9 lần.
Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
-
A.
hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
-
B.
hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
-
C.
hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
-
D.
hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương
-
A.
trùng với đường nối của AB.
-
B.
trùng với đường trung trực của AB.
-
C.
tạo với đường nối AB góc 450.
-
D.
vuông góc với đường trung trực của AB.
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
-
A.
trung điểm của AB.
-
B.
tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
-
C.
các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
-
D.
các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là:
-
A.
E.
-
B.
E/3
-
C.
E/2
-
D.
0.
Lời giải và đáp án
Điện trường là:
-
A.
môi trường không khí quanh điện tích.
-
B.
môi trường chứa các điện tích.
-
C.
môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
-
D.
môi trường dẫn điện.
Đáp án : C
Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Đáp án: C
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?
-
A.
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
-
B.
Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.
-
C.
Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.
-
D.
Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.
Đáp án : D
Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.
Đáp án: D
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
-
A.
thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
-
B.
điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
-
C.
tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
-
D.
tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Đáp án : C
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
Đáp án: C
Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
-
A.
V.
-
B.
V.m.
-
C.
V/m.
-
D.
N
Đáp án : C
Đơn vị của cường độ điện trường là V/m
Đáp án: C
Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : B
Đáp án: B
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?
-
A.
cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.
-
B.
cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
-
C.
cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.
-
D.
đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều
Đáp án : D
Điện trường đều có đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều
Đáp án: D
Đường sức điện cho biết
-
A.
độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
-
B.
độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
-
C.
độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
-
D.
hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Đáp án : D
Đường sức điện cho biết hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Đáp án: D
Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
-
A.
hướng ra xa nó.
-
B.
hướng về phía nó.
-
C.
phụ thuộc độ lớn của nó.
-
D.
vào điện môi xung quanh
Đáp án : B
Một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều hướng về phía nó.
Đáp án: B
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc:
-
A.
độ lớn điện tích thử.
-
B.
độ lớn điện tích đó.
-
C.
khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó
-
D.
hằng số điện môi của của môi trường.
Đáp án : A
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
Đáp án: A
Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì độ lớn cường độ điện trường
-
A.
không đổi.
-
B.
giảm 3 lần.
-
C.
tăng 3 lần.
-
D.
giảm 6 lần.
Đáp án : A
Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì độ lớn cường độ điện trường không đổi vì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc độ lớn điện tích thử
Đáp án: A
Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường
-
A.
giảm 3 lần.
-
B.
tăng 3 lần.
-
C.
giảm 9 lần.
-
D.
tăng 9 lần.
Đáp án : C
cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường giảm 9 lần.
Đáp án: C
Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
-
A.
hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
-
B.
hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
-
C.
hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
-
D.
hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
Đáp án : C
Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
Đáp án: C
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương
-
A.
trùng với đường nối của AB.
-
B.
trùng với đường trung trực của AB.
-
C.
tạo với đường nối AB góc 450.
-
D.
vuông góc với đường trung trực của AB.
Đáp án : B
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương trùng với đường trung trực của AB.
Đáp án: B
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
-
A.
trung điểm của AB.
-
B.
tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
-
C.
các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
-
D.
các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
Đáp án : A
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là trung điểm của AB.
Đáp án: A
Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là:
-
A.
E.
-
B.
E/3
-
C.
E/2
-
D.
0.
Đáp án : D
Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là 0
Đáp án: D
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18: Điện trường đều Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19: Thế năng điện Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20: Điện thế Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21: Tụ điện Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 25: Năng lượng và công suất điện - Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 24: Nguồn điện - Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 23: Điện trở. Định luật Ohm - Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 22: Cường độ dòng điện - Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 21: Tụ điện - Vật lí 11 Kết nối tri thức