Đề bài

 Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

  • A.
      hướng ra xa nó.
  • B.
    hướng về phía nó.
  • C.
      phụ thuộc độ lớn của nó.
  • D.
      vào điện môi xung quanh
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều hướng về phía nó.

Đáp án: B

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

 Điện trường là:

  • A.
    môi trường không khí quanh điện tích.
  • B.
    môi trường chứa các điện tích.
  • C.
    môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
  • D.
    môi trường dẫn điện.
Xem lời giải >>
Bài 2 :

 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?

  • A.
    Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
  • B.
    Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.
  • C.
    Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.
  • D.
    Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.
Xem lời giải >>
Bài 3 :

 Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

  • A.
    thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
  • B.
    điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
  • C.
    tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
  • D.
    tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Xem lời giải >>
Bài 4 :

 Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

  • A.
      V.
  • B.
      V.m.
  • C.
    V/m.
  • D.
      N
Xem lời giải >>
Bài 5 :

 Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

  • A.
     
  • B.

  • C.
     
  • D.
      
Xem lời giải >>
Bài 6 :

 Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?

  • A.
      cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.
  • B.
      cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
  • C.
      cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.
  • D.
    đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều
Xem lời giải >>
Bài 7 :

 Đường sức điện cho biết

  • A.
      độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
  • B.
       độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
  • C.
      độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
  • D.
    hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Xem lời giải >>
Bài 8 :

 Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc:

  • A.
    độ lớn điện tích thử.
  • B.
      độ lớn điện tích đó.
  • C.
      khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó
  • D.
      hằng số điện môi của của môi trường.
Xem lời giải >>
Bài 9 :

 Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì độ lớn cường độ điện trường

  • A.
    không đổi.
  • B.
      giảm 3 lần.
  • C.
       tăng 3 lần.
  • D.
      giảm 6 lần.
Xem lời giải >>
Bài 10 :

 Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

  • A.
      giảm 3 lần.
  • B.
      tăng 3 lần.
  • C.
    giảm 9 lần.
  • D.
      tăng 9 lần.
Xem lời giải >>
Bài 11 :

 Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

  • A.
      hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
  • B.
      hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
  • C.
    hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
  • D.
      hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
Xem lời giải >>
Bài 12 :

 Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương

  • A.
      trùng với đường nối của AB.
  • B.
    trùng với đường trung trực của AB.
  • C.
      tạo với đường nối AB góc 450.
  • D.
      vuông góc với đường trung trực của AB.
Xem lời giải >>
Bài 13 :

 Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

  • A.
    trung điểm của AB.
  • B.
      tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
  • C.
      các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
  • D.
      các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
Xem lời giải >>
Bài 14 :

 Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là:

  • A.
    E.           
  • B.
     E/3
  • C.
     E/2
  • D.
    0. 
Xem lời giải >>