Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Một người Hà Nội>
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Một người Hà Nội hay nhất
KB1
Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
KB2
Truyện ngắn Một người Hà Nội và nhân vật cô Hiền để lại nhiều thiện cảm, giúp người đọc hiểu sâu hơn về con người và Thủ đô Hà Nội. Bức chân dung nghệ thuật về một người Hà Nội đã được Nguyễn Khải miêu tả rất thành công bằng vốn sống dày dặn và ngòi bút tinh tế. Phải chăng đây cũng là tình cảm của biết bao con người luôn hướng về Thủ đô – trái tim của đất nước. Ở tác phẩm này, Nguyễn Khải còn gián tiếp đặt ra vấn đề: Nhà văn phải có thái độ tỉnh táo, sáng suốt khi đi sâu tìm hiểu và soi chiếu vào những ngóc ngách của đời thường để tìm ra vẻ đẹp của con người và cuộc sống.
KB3
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là truyện ngắn rất đặc sắc và để lại giá trị to lớn cho nề văn học nước nhà. Trong cái nhìn của ông, con người của mảnh đất kinh kỳ hiện lên với vẻ đẹp đậm màu truyền thống, nét đẹp riêng biệt không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi đâu. Với sức sống bền bỉ, lòng yêu mến cái đẹp từ ngàn năm lịch sử, người Hà Nội đang bài trừ những cái xấu xa đang du nhập vào nền văn hoá, người người, nhà nhà vẫn giữ nếp sống thanh cao, kiêu hãnh vốn có của mình.
KB4
Cô Hiền Hà Nội, là linh hồn của văn hóa Hà Nội. Những trầm tích của văn hóa đất kinh kì như được lưu giữ, được tích tụ nơi “một người Hà Nội” ấy. Chất Hà Nội được thể hiện từ cái cách sắp đặt, thu xếp việc gia đình, cách bài trí phòng khách, thú vui thanh cao, quý phái đến một tình yêu, niềm tự hào đầy cảm động về văn hóa kinh kì. Cô Hiền trở thành một giá trị văn hóa, một thực thể sống của văn hóa Hà thành. Giá trị ấy, thực thể ấy sẽ không bao giờ mất đi mà sẽ bay lên, sẽ thăng hoa để trở nên vĩnh cửu. Nguyễn Khải thành công trong việc khắc hoạ hình tượng cô Hiền. Qua đó, tái hiện được vẻ đẹp văn hoá đáng tự hào của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Những dòng nhẩn nha kể chuyện lôi cuốn người đọc bởi tình cảm ấm nóng, một tình yêu và một niềm tin vững chải vào sự trường tồn của văn hoá Hà thành. Truyện ngắn do vậy cũng chính là một di sản, nơi lưu giữ những giá trị văn hoá của đất kinh kì.
KB5
Dù không có ý áp đặt cho ai về cách đánh giá một con người, cụ thể ở đây là bà Hiền, Nguyễn Khải, thông qua nhân vật “tôi”, vẫn có khả năng tạo được sự tán đồng của người đọc khi ông đưa ra nhận xét : bà Hiền chính là một người Hà Nội, tuy chỉ là hạt bụi nhưng đó lại là hạt bụi vàng của đất kinh kì !
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"