Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh.

     Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa.

     Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của Nguyễn Du...

     Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Bố cục

Văn bản chia thành 3 phần:

- Phần 1 ((Từ đầu đến "người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Phần 2 (Tiếp đến "hay sự bất tài của con người?"): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.

Nội dung chính

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí