Soạn bài Vội vàng - Xuân Diệu siêu ngắn>
Soạn bài Vội vàng siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
- Đoạn 2 (câu 14 tới câu 29): Thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người và thời gian.
- Đoạn 3 (còn lại): Giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi trẻ và cuộc đời.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian:
+ Thời gian tươi đẹp, ngọt ngào ("tuần tháng mật", "tháng Giêng ngon như một cặp môi gần").
+ Thời gian đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ (các câu 14 → 18).
+ Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
+ Thời gian khách quan tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn (câu 18→ 22).
- Nhà thơ vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian bởi cuộc đời quá tươi đẹp trong khi quỹ đời của con người lại ngắn ngủi.
- So sánh với quan niệm thời trung đại:
+ Người xưa coi thời gian tuần hoàn như một vòng tròn khép kín nên ung dung, điềm tĩnh trước sự chảy trôi của kiếp người.
+ Xuân Diệu coi thời gian là tuyến tính nên vô cùng nuối tiếc, lo âu.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Trong cảm nhận và diễn tả của Xuân Diệu, thiên nhiên cùng sự sống quen thuộc hiện lên mới mẻ, sống động, tươi đẹp, tràn đầy màu sắc, thanh âm và niềm vui:
+ Sự sống ngồn ngộn, tươi tắn, đa dạng, tràn đầy sức sống qua những hình ảnh sống động.
+ Thanh âm tình tứ, du dương, say đắm.
+ Màu sắc phong phú: màu rực rỡ của hoa, màu xanh của đồng nội, màu trắng của ánh sáng, màu non bóng của cành tơ…
+ Cảnh vật hiện lên mới mẻ, độc đáo qua cách diễn tả mới lạ:
> "Ánh sáng chớp hàng mi" (lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp).
> "Thần Vui hằng gõ cửa", "tháng Giêng ngon như một cặp môi gần" (hình ảnh gợi cảm, biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác),…
- Nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc:
+ Cuộc sống vô cùng tươi đẹp và đáng quý, đó là thiên đường giữa trần gian.
+ Tuổi trẻ là thời gian đáng quý nhất, ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất trong đời người.
+ Hạnh phúc lớn nhất, tuyệt diệu nhất của con người chính là tình yêu.
=> Cuộc sống, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc gắn bó chặt chẽ với nhau. Tóm lại, giữa cuộc đời hương sắc, tuổi trẻ và tình yêu là những điều quý giá nhất của con người.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Đặc điểm của khổ thơ cuối:
- Hình ảnh: vừa gần gũi vừa mới mẻ, vừa khái quát vừa cụ thể, tình tứ và giàu sức sống.
- Ngôn từ: sử dụng hệ thống động từ mạnh theo hướng tăng tiến ("ôm", "riết", "say", "thâu", "cắn"); điệp ngữ “ta muốn” (5 lần), từ ngữ táo bạo và gợi cảm.
- Nhịp điệu: vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt.
- Hình ảnh sáng tạo nhất trong khổ cuối: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.
Luyện tập
* Gợi ý
- Giới thiệu quan điểm của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan
- Nội dung nhận định: nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu. Đó là "giọng yêu đời thấm thía". Lòng yêu đời, theo Vũ Ngọc Phan, xuất phát từ hai nguồn cảm hứng có quan hệ mật thiết với nhau: tình yêu và tuổi trẻ. Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời ấy.
- Chứng minh qua bài thơ Vội vàng: làm rõ tình yêu và tuổi trẻ; khát vọng sống và tình yêu của nhà thơ trong bài thơ.
Tổng kết
Video hướng dẫn giải
Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. |
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 11 siêu ngắn
- Soạn bài Kiểm tra Tổng hợp cuối học kì I - Ngữ văn 11 siêu ngắn
- Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất