Soạn Ôn tập văn học trung đại siêu ngắn


Soạn bài Ôn tập văn học trung đại siêu ngắn nhất trang 12 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. NỘI DUNG

1.Biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX:

- Tư tưởng canh tân, chấn hưng đất nước: Xin lập khoa luật.

- Tình yêu thiên nhiên đất nước: Câu cá mùa thu, Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

- Nỗi đau mất nước, biết ơn những người xả thân vì nước: thơ văn Đồ Chiểu.

- Phê phán cái lố lăng của xã hội Âu hóa, thực dân nửa phong kiến: Vịnh khoa thi hương.

Cái mới của nội dung yêu nước thời kỳ này là âm hưởng bi tráng, tư tưởng canh tân và sự khẳng định vai trò của người nông dân.

2. Trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa 

- Vì cảm hứng nhân đạo nổi bật và xuyên suốt trong sáng tác của hàng loạt tác giả với hàng loạt tác phẩm đạt giá trị cao, đem lại đóng góp to lớn cho văn học dân tộc.

- Biểu hiện:

 + Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.

 + Đề cao tài năng, nhân phẩm của con người.

 + Tố cáo những thế lực chà đạp con người.

 + Đề cao truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của dân tộc.

- So với giai đoạn trước, cảm hứng nhân đạo giai đoạn này hướng vào:

 + Quyền sống của con người, nhất là con người trần thế như thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều.

 + Ý thức cá nhân đậm nét hơn với quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân (Độc Tiểu Thanh kí, Tự tình, Bài ca ngất ngưởng).

 + Vấn đề cơ bản nhất là khẳng định quyền sống của con người.

3. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thể hiện ở việc khắc họa hai phương diện:

- Trịnh phủ là nơi:

 + Thâm nghiêm, uy quyền: tiếng quát tháo, tiếng truyền lệnh, những tiếng dạ ran, những con người oai vệ và cả những con người khúm núm. 

 + Riêng biệt, người vào phải qua nhiều lần cửa, mọi việc phải có lệnh truyền, thầy thuốc vào phải chờ đợi, nín thở khúm núm lạy tạ. Cuộc sống sinh hoạt xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống.

- Cuộc sống phủ chúa âm u, thiếu sinh khí:

 + Ám khí bao trùm không gian, ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người.

 + Chúa nhỏ Trịnh Cán cái gì cũng bị “quá” trong cảnh sống xa hoa nhưng lại thiếu điều căn bản là sức sống.

4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Nội dung:

 + Đề cao đạo lý nhân nghĩa (Truyện Lục Vân Tiên),

 + Tinh thần yêu nước (Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).

  - Nghệ thuật: Tính chất đạo đức – trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II. PHƯƠNG PHÁP

1.Tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11:

Stt

Tác giả

Tác phẩm

Nội dung – nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh

Đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình II

Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, cố gắng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của bà trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

4

Tú Xương

Thương vợ

Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách trữ tình của Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

5

Nguyễn Khuyến

Khóc Dương Khuê

Tình bạn chân thành, sâu nặng, bền chặt của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê được bày tỏ xúc động qua bài thơ khóc bạn với ngôn ngữ thơ tài tình.

6

Tú Xương

Vịnh khoa thi hương

Bức tranh trường thi nhốn nháo, lố bịch, nhục nhã của cảnh thi cử thời buổi Nho giáo mạt vận, triều đình và các nhà nho chỉ còn là con cờ bù nhìn trên bàn cờ chính trị của thực dân Pháp.

7

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

Phong cách “ngất ngưởng”, bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ. Phong cách cá nhân ấy được thể hiện độc đáo, hấp dẫn qua thể loại hát nói tự do phóng khoáng.

8

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Biểu lộ thái độ chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và khát khao thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

9

 

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương

Bày tỏ tình cảm ghét, yêu phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.

10

Chạy giặc

Trước cảnh chạy giặc thương tâm, hoảng loạn của đồng bào, nhà thơ bày tỏ nỗi đau đớn trước thảm cảnh nước mất nhà tan. Tình yêu nước trong bài thơ mang âm hưởng bi thương, đau xót.

11

Chu Mạnh Trinh

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Bài thơ vẽ nên bức tranh phong cảnh Hương Sơn sống động, đầy màu sắc, âm thanh và không khí tâm linh độc đáo. Đầy ắp trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên đất nươc say đắm, mãnh liệt của tác giả. Thủ pháp lãng mạn, giọng điệu phóng túng là những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ.

12

Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc. Bài văn cũng là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

13

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

Văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

4

Nguyễn Trường Tộ

Xin lập khoa luật

Tầm quan trọng của luật pháp trong trị nước và đem lại đạo đức, công bằng trong xã hội. Đây là đường lối quan trọng để có thể chấn hưng nước nhà.

 2. Đặc điểm riêng của văn học trung đại:

- Tư duy nghệ thuật: thường mang tính khuôn mẫu.

- Quan niệm thẩm mỹ: hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả và ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học.

- Bút pháp nghệ thuật: thiên về bút pháp ước lệ, tượng trưng.

- Thể loại: giữ vai trò quan trọng trong văn học trung đại.

 + Một số tác phẩm có tên thể loại trong nhan đề: Thượng kinh kí sự, Vịnh khoa thi hương, Sa hành đoản ca, Hương Sơn phong cảnh ca, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền.

 + Đặc điểm thơ Đường luật:

- Về hình thức chia thành dạng chuẩn có thất ngôn bát cú, dạng biến thể có thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú.

- Về quy tắc có đối (đối âm, đối ý), niêm (1-8, 2-3, 4-5, 6-7), vần (1, 2, 4, 6, 8) và bố cục thường là đề, thực, luận, kết trong bài bát cú.

 + Thể văn tế:

- Gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất.

- Văn tế thường có hai nội dung cơ bản là kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ tiễn biệt.

- Âm hưởng bi thương, giọng điệu thống thiết.

- Bố cục thường có 4 đoạn là lung khởi, thích thực, ai vãn và kết.

 + Thể hát nói:

- Một điệu của ca trù, phổ biến từ các thế kỷ trước nhất là thế kỷ XVIII.

- Hát nói có tính chất phóng túng, tự do.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 13 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí