Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 siêu ngắn


Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 siêu ngắn nhất trang 82 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Về đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. "Hiện đại hóa" ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

- Những nhân tố tạo điều kiện cho VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp xâm lược, chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nhiều giai cấp mới ra đời hình thành lớp công chúng mới của văn học với những nhu cầu mới.

+ Nho học và chế độ phong kiến suy tàn, Tây học phát triển hình thành lực lượng sáng tác mới.

+ Báo chí, nghề in phát triển, chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm.

- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn

Vai trò

Thành tựu

1900 - 1920

- Mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cho công cuộc hiện đại hóa

- Còn chịu nhiều ảnh hưởng của văn học trung đại.

- Thơ văn của các chí sĩ cách mạng đạt nhiều giá trị.

- Văn xuôi, truyện kí miền Nam có nhiều dấu hiệu đổi mới.

1920 - 1930

- Quá độ lên hiện đại hóa.

- Văn học đạt một số thành tựu nhưng vẫn ảnh hưởng bởi văn học trung đại.

- Văn xuôi phát triển, tiểu thuyết có của Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh; truyện ngắn có Nguyễn Bá Học, bút kí có Phạm Quỳnh…

- Thơ ca: Tản Đà, Trần Tuấn Khải…

- Kịch nói: mới du nhập của phương Tây, các tác giả có Vũ Đình Long…

1930 - 1945

 Hoàn tất quá trình hiện đại hóa với những cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, mọi mặt đời sống văn học.

- Truyện ngắn, tiểu thuyết viết theo lối mới, đại diện tiêu biểu có nhóm Tự lực văn đoàn.

- Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào Thơ mới.

 b. VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có sự phân hóa phức tạp thành hai bộ phận với nhiều xu hướng. Sự khác nhau giữa hai bộ phận văn học:

Tiêu chí

Bộ phận văn học công khai

Bộ phận văn học không công khai

Đội ngũ nhà văn

Phần lớn là các trí thức Tây học, thuộc tầng lớp tiểu tư sản.

Tác giả là các chiến sĩ và quần chúng tham gia cách mạng.

Hoàn cảnh sáng tác

Sáng tác và lưu hành công khai, hợp pháp dưới sự kiểm duyệt của chính quyền.

Sáng tác và lưu hành bí mật, bị đặt ngoài vòng pháp luật, điều kiện ngặt nghèo.

Tính chất

Phân hóa thành hai xu hướng chính:

+ Xu hướng lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân, con người thế tục, đời sống nội tâm; chống lễ giáo, giải phóng cá nhân; hạn chế là xa rời nhân dân và nhiệm vụ cứu nước.

+ Xu hướng hiện thực: phản ánh thực trạng xã hội bất công và đời sống khốn khổ của nhân dân; góp phần chống áp bức; hạn chế là chỉ nhìn con người ở khía cạnh nạn nhân.

+ Ở bộ phận này, hiện đại hóa gắn với cách mạng hóa.

+ Sáng tác chủ yếu là thơ văn cách mạng, thơ văn viết trong nhà tù.

+ Các tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huỳnh Thúc Kháng..

 c. VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 phát triển với tốc độ mau lẹ.

Nguyên nhân:

- Sự thôi thúc của thời đại mới.

- Sức sống tiềm tàng của nền văn học dân tộc.

- Tầng lớp trí thức Tây học phát triển hùng hậu.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Về thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học VN:

-  Truyền thống yêu nước.

-  Truyền thống nhân đạo.

-  VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đã có những đóng góp mới cho các truyền thống này:

+ Tinh thần yêu nước thời kỳ này gắn với nhân dân, với chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản.

+ Chủ nghĩa nhân đạo quan tâm tới những con người bình thường, gắn với sự thức tỉnh cá nhân, khát vọng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân nói riêng và con người nói chung.

+ Tinh thần dân chủ sâu sắc.

b. Những thể loại văn học mới xuất hiện trong nền VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

-  Phóng sự

-  Truyện ngắn

-  Tiểu thuyết 

-  Thơ ca

-  Sự cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết:

+ Thoát khỏi đặc trưng của tiểu thuyết trung đại để mang những đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại. 

 > Lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng xây dựng tính cách hơn cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

 > Không theo trình tự thời gian khách quan, kết thúc thường không có hậu, bỏ ước lệ theo lối tả thực, lời văn tự nhiên gần gũi.

> Tác giả tiêu biểu có Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…

+ Sự cách tân, hiện đại hóa thơ ca:

> Thoát khỏi hệ thống quy định và đặc trưng thi pháp của thơ ca trung đại.

> Đạt nhiều thành tựu lớn với phong trào Thơ mới, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

Luyện tập

Câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Gọi thời đoạn văn học 1900 - 1930 là văn học giao thời, vì ở giai đoạn này có những thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại. Sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 8 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí