Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh siêu ngắn>
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh siêu ngắn nhất trang 116 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ:
- Cả hai đều rời quê hương lúc còn trẻ và trở về khi tuổi đã cao.
- Khi trở về, cả hai đều thành người lạ trên chính quê hương mình.
=> So sánh tương đồng:
- Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm, cảnh vật và tình cảm con người đã nhiều thay đổi.
- Tuy vậy, giữa người xưa và người nay vẫn có nét tương đồng về tình cảm dành cho quê hương và cảnh ngộ khi trở về.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả
- Câu nói dùng lối so sánh tương đồng, chỉ các giai đoạn khác nhau:
+ Ban đầu thu hoạch được ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
+ Học và trồng cây đều có ích, học đem lại tri thức và thành quả, trồng cây đem lại hoa trái.
=> Cả hai việc đều cần có thời gian và lòng kiên trì.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
So sánh ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương:
- Giống:
+ Cùng thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Đều gieo vần và tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối ở các câu 3 và 4, 5 và 6.
- Khác: ở cách dùng từ ngữ.
+ Bài Tự tình của Hồ Xuân Hương:
> Dùng ngôn ngữ hàng ngày.
> Sử dụng nhiều từ láy gợi âm thanh, cảm giác mới lạ.
> Gieo vần “om”, vần khó gieo.
+ Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà huyện Thanh Quan:
> Dùng từ ngữ mang màu sắc trang trọng bởi dùng nhiều từ Hán Việt.
> Thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” chính là một trong những biểu hiện để đánh giá con người chuẩn mực ngày xưa. Ý của cả câu nói đó chính là khuyên ta nên thận trọng hơn trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, đặc biệt là không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chú ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xét vấn đề. Qủa thật điều này cũng rất đúng đắn, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức, năng lực của con người phải có giá trị hơn hẳn những cái chuyện về hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và có lẽ rằng ta như thấy được chính lời khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 11 siêu ngắn
- Soạn bài Kiểm tra Tổng hợp cuối học kì I - Ngữ văn 11 siêu ngắn
- Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất