Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7: Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất>
Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Viết bài tập làm văn số 7: Nghị luận văn học. Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).
Video hướng dẫn giải
Đề 1 => 2
Video hướng dẫn giải
Gợi ý đề 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).
1. Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
2. Thân bài :
- Người đàn bà nông dân nghèo khó, hiền lương lại bị chèn ép bởi xã hội: đã nghèo khổ, cùng quẫn lại bị vạ thuế, sưu.
- Người phụ nữ yêu chồng, thương con: chăm sóc chồng ốm yếu vừa được thả sau trận đánh, chịu nhẫn nhục cũng vì mong chồng không bị đánh.
- Người phụ nữ giàu đức hy sinh: cáng đáng vai trò trụ cột gia đình, chạy vạy khắp nơi, bán chó... để có tiền nộp sưu.
- Có tinh thần phản kháng mãnh liệt, căm thù bọn cường hào ác bá: chị không nhẫn nhịn, cam chịu mà khi bị áp bức, chị vùng lên đánh cai lệ và người nhà lí trưởng “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa...”
3. Kết bài : Khẳng định nhân vật chị Dậu là người phụ nữ nông dân với những đức tính hy sinh cao cả, yêu chồng thương con và có sức phản kháng mãnh liệt.
Gợi ý đề 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
1. Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo.
- Nhân vật Lão Hạc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người nông dân hiền lành, chất phác, giàu lòng nhân ái, tự trọng đáng kính.
2. Thân bài:
a. Cuộc đời – cảnh ngộ của lão Hạc:
- Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai không lấy được vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su.
- Sống cô đơn trong tuổi già, đối diện với nhiều rủi ro (ốm đau,...), chỉ có duy nhất con chó làm bạn mà vì hoàn cảnh phải bán chó.
=> Người nông dân nghèo khó, gặp nhiều bất hạnh:
b. Phẩm chất, nhân cách của lão Hạc:
- Người nông dân lương thiện, người cha thương con, giàu lòng nhân ái, vị tha, nhân hậu : để lại nhà cửa ruộng vườn cho con, đau lòng, day dứt cảm thấy có lỗi khi bán chú chó vàng.
- Người giàu lòng tự trọng : không muốn liên lụy tới người khác (gửi tiền ma chay), xin bả chó để tự tử.
c. Cái chết của lão Hạc: Là một biến cố điển hình để nhân vật bộc lộ tính cách điển hình.
d. Suy nghĩ, đánh giá về nhân vật.
3.Kết bài:
- Nhân vật lão Hạc là một thành công nghệ thuật của Nam Cao trong việc xây dựng hình tương người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Cảm xúc của cá nhân.
Đề 3 => 4
Video hướng dẫn giải
Gợi ý đề 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
1. Mở bài : Hình ảnh chiếc lá trong “Chiếc lá cuối cùng” với số phận con người, với tình người.
2. Thân bài :
- Số phận chiếc lá ban đầu được Giôn-xi định ra là số phận sớm lìa đời của mình – mong manh, yếu đuối.
- Nhưng rồi, chiếc lá ngoài cửa sổ vẫn bám trụ vững vàng sau đêm bão tố. Giôn-xi đã lấy được hy vọng, giành giật lại sự sống.
- Tình người: sự hy sinh của cụ Bơ-men, một người họa sĩ già, cụ đã dầm mưa để vẽ chiếc lá đó, và rồi cụ đã đánh đổi mạng sống cho Giôn-xi bằng mạng sống của mình.
3. Kết bài : Tình người luôn ở quanh ta, níu giữ trong niềm tin và hy vọng giữa những con người với nhau.
Gợi ý đề 4 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go.
1. Mở bài : Giới thiệu về nội dung chính của bài thơ : tình mẹ con chiến thắng được sự cám dỗ trong dòng đời.
2. Thân bài :
- Vẻ đẹp mộng mơ: ở bầu trời cao, trên mây có người gọi em bé, dưới nước, trong sóng cũng có người gọi bé, hình ảnh những trò chơi đầy cám dỗ mà người trên mây và người trong sóng vạch ra “bình minh vàng, vầng trăng bạc, tầng mây” ; “ngao du nơi này nơi nọ, được làn sóng nâng đi”...
→ Sự giao cảm giữa thiên nhiên và con người, tất cả tạo nên một thế giới đầy sắc màu.
- Ý nghĩa sâu sắc bài thơ:
+ Ca ngợi tình mẹ bao la vĩ đại, thiêng liêng và bất diệt ;
+ Tác giả dẫn người đọc đến thế giới thần tiên với những ước mơ bay bổng kì diệu về tuổi thơ.
3. Kết bài : Kết luận về vẻ đẹp mộng mơ và tình mẹ con thể hiện trong bài thơ.
Đề 5 => 6
Video hướng dẫn giải
Gợi ý đề 5 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
1. Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác đặc biệt và nội dung tư tưởng của bài thơ.
2. Thân bài :
- Hoàn cảnh sống thiếu thốn của Bác: là một vị lãnh tụ nhưng Bác lại ở nơi tạm bợ, đơn sơ (hang, suối), nếp sống sinh hoạt nề nếp (sáng ra – tối vào), thức ăn đạm bạc thiếu thốn (cháo bẹ, rau măng).
- Lí tưởng cách mạng, tinh thần lạc quan của Bác: Dù khó khăn thiếu thốn, làm việc nơi bàn đá chông chênh nhưng Bác vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai cách mạng, cho đó “thật là sang”.
=> Tất cả những phẩm chất ấy làm tỏa sáng lên con người vĩ đại của vị lãnh tụ anh minh.
3. Kết bài : Tức cảnh Pác Bó miêu tả cuộc sống sinh hoạt, làm việc đơn sơ của Bác nhưng Bác luôn lạc quan, vui vẻ với lí tưởng cách mạng, vui vì được sống gần gũi thiên nhiên.
Gợi ý đề 6 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Duy.
- Khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.
2. Thân bài:
a. Khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ:
- Diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ nghĩa tình.
- Mang nét đặc trưng riêng: có sức khái quát lớn, hàm súc,giàu chất triết lí:
b. Trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ:
* Suy nghĩ về hình ảnh vầng trăng ( mang nhiều tầng ý nghĩa):
- Là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, đẹp rạng ngời.
- Là người bạn tri kỉ thưở ấu thơ, hồi chiến tranh ở rừng.
- Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình tròn đầy, bất diệt.
- Là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- Là biểu tượng của nhân dân, đất nước bình dị, hiền hậu.
* Suy nghĩ về cái “giật mình” của nhân vật trữ tình:
- Cái “giật mình” đã khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Cái “giật mình” thấm chất nhân văn sâu sắc.
* Cảm nhận về ngôn ngữ, giọng điệu, cách gieo vần, ngắt nhịp của khổ thơ:
c. Ý nghĩa của khổ thơ cuối và thông điệp của tác giả:
3. Kết bài:
- “Ánh trăng” không chỉ là tiếng lòng của một người mà là tiếng lòng của muôn người.
- Khổ thơ cuối cùng khép lại nhưng dư âm vẫn ngân lên, tạo sức ám ảnh thật lớn với người đọc: sống ở đời phải biết trọng ân nghĩa, thủy chung.
- Cảm xúc, ấn tượng của người viết.
Đề 7
Video hướng dẫn giải
Gợi ý đề 7 (trang 99 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
1. Mở bài:
- Khái quát về tác giả và tác phẩm.
- Hình ảnh “bếp lửa” đã để lại xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc.
2.Thân bài:
a. Đánh giá, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ:
* Nội dung:
- Gợi lại những kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu.
- Thể hiện những suy ngẫm sâu lắng, lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà.
- Thể hiện tình yêu đối với gia đình, quê hương, đất nước.
* Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, và bình luận.
* Nhận xét
b. Trình bày những suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc về hình ảnh nghệ thuật “bếp lửa”:
- “Bếp lửa” gợi kỉ niệm về bà, gợi xúc cảm của người cháu:
- “Bếp lửa” gợi kỉ niệm thời thơ ấu bên bà:
- “Bếp lửa” gợi suy ngẫm về người bà, về cuộc đời bà:
- “Bếp lửa” đã nhen lên ngọn lửa của sức sống, của niềm tin, của ước mơ và tình yêu thương:
c. Ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa” và bức thông điệp của nhà thơ:
* Ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa”:
- Là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao
* Bức thông điệp của nhà thơ:
- Con người dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng luôn nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về quê hương, đất nước với niềm tự hào.
- Quê hương có những người thân yêu đã hi sinh cả cuộc đờivì mình.
- Thế hệ cha ông đã quên mình làm nên những kì tích vĩ đại.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài thơ và hình ảnh “bếp lửa”:
- Cảm xúc của cá nhân: Bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân? Cảm nhận sâu sắc nhất qua bài thơ?
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục