Soạn bài Tự đánh giá trang 59 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết>
Từ ngữ nào trong câu Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu đã không thể hiện được thành công ở bản dịch thơ?
Câu 1
Cụm từ nào dưới đây thể hiện rõ nghĩa của hai chữ “Thuật hoài”?
A. Bày tỏ nỗi lòng
B. Nỗi mong chờ
C. Niềm ước muốn
D. Nói về hoài bão
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu 2
Từ ngữ nào trong câu Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu đã không được thể hiện thành công ở bản dịch thơ?
A. Hoành sóc
B. Giang sơn
C. Kháp kỉ thu
D. Cả A, B, C
Phương pháp giải:
Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Câu 3
Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong câu “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu)?
A. Nhân hóa
B. Tương phản
C. So sánh
D. Nói giảm – nói tránh
Phương pháp giải:
- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài
- Ôn lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Câu 4
Câu nào dưới đây xác định đúng thể loại của bài thơ “Tỏ lòng”
A. Đây là bài thơ Nôm đường luật tứ tuyệt
B. Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn
C. Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán
D. Đây là bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán
Phương pháp giải:
- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài
- Xác định thể thơ của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Câu 5
Câu nào sau đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?
A. Bài thơ phản ánh lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời Trần.
B. Bài thơ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
C. Bài thơ ca ngợi hào khí và sức mạnh của thời Trần.
Phương pháp giải:
- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài
- Rút ra kết luận về nội dung của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Câu 6
Phân tích vẻ đẹp của “trang nam nhi”và hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu bài thơ Tỏ lòng
Phương pháp giải:
- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài.
- Dựa vào những kiến thức đã phân tích để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Phạm Ngũ Lão đã gieo vào lòng người đọc ấn tượng về con người phi thường, con người khổng lồ. Sự phi thường của con người được thể hiện ngay trong hành động hoành sóc. Con người thời Trần không chấp nhận hành động tầm thường (cẩm giáo, múa giáo) mà phải là cầm ngang ngọn giáo. Phải hoành sóc thì mới oai phong, lẫm liệt, thì mới dũng mãnh, hiên ngang. Phải hoành sóc thì mới đầy thách thức, ngạo nghễ. Phải hoành sóc thì mới thể hiện rõ tinh thần chủ động trấn thủ. Và có lẽ chiến trường, trận địa chưa phải là không gian thể hiện được hết tầm vóc to lớn của con người thời đại này nên Phạm Ngũ Lão lựa chọn cả giang sơn rộng lớn. Tương xứng với không gian cao rộng bao la là thời gian trường cửu kháp kỉ thu. Chiếc giáo của con người thời đại như đo được cả bề rộng, chiều dài vũ trụ. Theo đó, chủ thể của hành động, chủ nhân của cây trường giáo cũng vì thế mà trở nên kì vĩ khôn cùng. Trong câu thơ đầu này, hình tượng con người được khắc họa ở khí phách hiên ngang. Khí phách đó được nhân lên gấp bội khi Phạm Ngũ Lão nói về đội quân hùng mạnh vô song của mình ở câu thơ thứ hai. Chỉ bằng phép so sánh (ì hổ) và nghệ thuật ẩn dụ (Khí thôn ngưu), nhà thơ đã lột tả một cách chân xác, hùng tráng về khí thế cường địch, vũ bão của quân đội nhà Trần. Tướng quân họ Phạm có phần phóng đại khi đem sức mạnh các loài mãnh thú để nói về sức mạnh con người thời đại mình. Nhưng tất cả có thể lí giải từ niềm tin, niềm tự hào về đội quân của ông.
Câu 7
“Nợ công danh” là gì? Em hãy nêu và phân tích ý nghĩa tích cực của quan niệm này trong thời Trần và đối với tuổi trẻ ngày nay?
Phương pháp giải:
- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài.
- Tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của “nợ công danh”
- Liên hệ với ngày nay.
Lời giải chi tiết:
Nợ công danh được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo tinh thần Nho giáo, nam nhi phải lập công danh, đây là lý tưởng sống cao đẹp của nam nhi thời phong kiến
+ Lý tưởng này cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, nhụt chí để sống có ích hơn.
+ Nợ công danh chính là món nợ cần phải trả của đấng nam nhi giữa trời đất.
- Cách hiểu thứ hai, nợ công danh được hiểu chưa hoàn thành trách nhiệm với đất nước, dân tộc.
+ Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ chí làm trai phải chống giặc.
→ Nợ công danh hay chí làm trai chính là việc ý thức trách nhiệm với dân, với nước của Phạm Ngũ Lão là quan niệm cao đẹp, có nghĩa tích cực với mọi người.
Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.
Câu 8
Em hiểu thế nào về câu: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”?
Phương pháp giải:
- Đọc lại tác phẩm
- Xác đúng yêu cầu đề bài và liên hệ với những kiến thức bên ngoài.
Lời giải chi tiết:
Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là một nỗi thẹn khiêm tốn và thanh cao, là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần. Đó chính là con người hữu tâm trong thơ ca trung đại Việt Nam. Ông vốn là một gọi là văn võ song toàn, là người lập được nhiều công và đặc biệt là có công lớn trong chiến thắng quân Mông Nguyên. Ấy vậy mà ông vẫn cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể về Vũ Hầu( Gia Cát Lượng). Ông cảm thấy là ông chưa bằng Vũ Hầu- một người nổi tiếng lập được nhiều công danh. Ông biết lấy vĩ nhân ra mà làm gương để noi theo, cố gắng để tận trung báo quốc. Điều đó cho thấy ông là một người khiêm tốn, nhân cách cao cả.
Câu 9
Lý tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối của bài thơ?
Phương pháp giải:
- Đọc lại tác phẩm
- Xác đúng yêu cầu đề bài và liên hệ với những kiến thức bên ngoài.
Lời giải chi tiết:
Lý tưởng và khát vọng của Phạm Ngũ Lão dù rằng đã lập được rất nhiều công danh nhưng vẫn cảm thấy bản thân mình quá nhỏ bé, tựa như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, đồng nghĩa với việc ông ý thức được rằng món nợ công danh đã trả chẳng thấm tháp vào đâu, mà vẫn còn phải cố gắng trả nhiều hơn nữa thì mới xứng với phận nam nhi, xứng với Tổ quốc. Từ những biểu hiện trên ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão trước hết là ở ý chí nỗ lực muốn theo gương người xưa lập công danh cho xứng tầm, thứ hai ấy là lý tưởng, chí lớn mong muốn lập được công danh sánh ngang với nhân vật lịch sử lỗi lạc. Có thể nói rằng nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước khi mà cái họa xâm lăng vẫn đang treo lơ lửng trước mắt.
Câu 10
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) miêu tả hình ảnh "trang nam nhi” với “hào khí Đông A” (hào khí thời Trần) trong bài thơ Tỏ lòng.
Phương pháp giải:
- Đọc lại tác phẩm
- Dựa vào những kĩ năng đã học và kiến thức đã phân tích để viết đoạn văn
Lời giải chi tiết:
“Trang nam nhi” mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến chính là một thể hiện hào khí Đông A thời Trần. Bởi ông cũng là một người dưới thời Trần, thời mà khí thế hào hùng với những con người luôn sôi sục nhiệt huyết, chí lớn trên mọi phương diện đặc biệt trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc. Những con người oai hùng, hào sảng, phóng khoáng đó, mang trong mình dòng máu của trang nam nhi, luôn theo đuổi giấc mộng lập công danh, đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và hòa bình của dân tộc. Đó là tấm lòng khi chưa làm gì được cho đất nước thì cảm thấy “thẹn”, làm được rồi thì mong muốn làm được nhiều hơn… Một tấm lòng tận trung, tận nghĩa không bao giờ dừng mang theo hào khí Đông A của cả một triều đại.
- Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 51 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Thu điếu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Tự tình (II) SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết
>> Xem thêm