Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 20 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết>
Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi)
Phương pháp giải:
- Đọc lại lý thuyết tại phần Kiến thức ngữ văn.
- Đọc kĩ đoạn trích được đưa trong đề bài.
Lời giải chi tiết:
- Hai câu in đậm trên áp dụng biện pháp tu từ liệt kê.
- Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xa nhất tính đến thời điểm bây giờ.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để:
a. Lên án giặc ngoại xâm.
b. Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.
c. Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.
d. Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.
e. Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.
Phương pháp giải:
- Đọc lại lý thuyết tại phần Kiến thức ngữ văn.
- Đọc kĩ các đoạn trích được đưa trong đề bài.
Lời giải chi tiết:
a. Lên án giặc ngoại xâm:
- Hệ thống hình ảnh, chứng cứ về tội ác của giặc Minh:
+ Lừa dối nhân dân ta: “dối trời, lừa dân”, …
+ Tàn sát dã man những người vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, …
+ Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề: “nặng thuế khóa”, …
+ Bắt phu phen, phục dịch: bắt người “mò ngọc”, “đãi cát tìm vàng”, …
+ Vơ vét của cải
+ Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt
b. Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.
+ Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”
+ Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”
+ Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.
+ Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”.
→ Tác giả hóa thân vào Lê Lợi Lê Lợi để diễn tả Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa.
c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.
+ Tuấn kiệt như sao buổi sớm: Hào kiệt khó kiếm
+ Nhân tài như lá mùa thu: Nhân tài đã hiếm có lại phải hy sinh.
+ Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần: Công việc nhiều, thiếu người giúp đỡ
+ Nơi duy ác hiếm người bàn bạc: Ít người tham mưu, bàn việc quân, chiến lược hợp lí.
→ Liệt kê ngắn gọn nhưng tường tận những khó khăn của nghĩa quân
d. Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.
“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi”
- Những kẻ tự xưng lớn mạnh, huênh hoang tự đắc, làm điều phi nghĩa sau cùng cũng phải gặm nhấm lấy từng thất bại mà thôi, từ Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã, … đều phải nhận lấy những thất bại cay đắng.
→ Thể hiện được niềm tin vào sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa trước những hành động bạo tàn, vô nhân tính của kẻ thù. Cuối cùng, chính nghĩa mãi mãi là nguồn ánh sáng cao đẹp soi sáng con đường đấu tranh của dân tộc.
e. Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.
+ Xã tắc vững bền
+ Giang sơn đổi mới
+ Trời đất thái bình
+ Trời rồi lại sáng
+ Nhung y chiến thắng, chiến công oai liệt
+ Bốn phương thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
→ Một loạt các hình ảnh oai hùng, khải hoàn, thái bình được tác giả liệt kê nhằm ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.
a. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.
b. Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng).
c. Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan).
Phương pháp giải:
- Đọc lại lý thuyết tại phần Kiến thức ngữ văn.
- Đọc kĩ các đoạn trích được đưa trong đề bài.
Lời giải chi tiết:
a.
- Liệt kê: Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
→ Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
- Giải thích: Em cảm thấy đảo vị trí “chân đạp đất Việt Nam” lên trước “đầu đội trời Việt Nam” giống với câu thành ngữ: “đầu đội trời, chân đạp đất” và đảo “tinh hoa của dân tộc” lên trước “khí phách của dân tộc” nghe hợp lý hơn.
b.
- Liệt kê: ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
→ Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
- Giải thích: Cụm từ người nghiên cứu lịch sử nước nhà ở cuối vì nó bao hàm rộng nhất các từ ở trên
c.
- Liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.
→ Có thể sắp xếp khác: Trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh nếu muốn biến hoài bão đó thành hiện thực.
- Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em: Em đảo cụm gồm các từ liệt kê “cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh” lên đầu để nhấn mạnh câu.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) bàn về giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi); trong đoạn văn có sử dụng biện pháp liệt kê. Nhận xét về tác dụng của biện pháp này.
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi).
- Chú ý giá trị nội dung của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào và niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng của dân tộc. Văn bản có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Bài thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
- Biện pháp liệt kê: lòng tự hào và niềm hân hoan; tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng; lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
- Biện pháp liệt kê trên nhằm làm nổi bật, nhấn mạnh giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô.
- Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43) SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết
>> Xem thêm