Soạn bài Lượm SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết>
Soạn bài Lượm chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị và Đọc hiểu
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7 (chi tiết)
- Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng (chi tiết)
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (chi tiết)
- Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ (chi tiết)
- Soạn bài Tự đánh giá bài 6 (chi tiết)
Nội dung chính
- Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. - Qua đây, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm phục, trân trọng, ngợi ca trước sự hi sinh to lớn của các em bé giao liên như Lượm đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của cách mạng nước nhà. |
Chuẩn bị 1
Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản, và đọc phần Chuẩn bị của bài Đêm nay Bác không ngủ để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Câu chuyện được kể về cậu bé giao thư liên lạc - Lượm hồn nhiên vui tươi, dũng cảm hi sinh vì tổ quốc.
- Những yếu tố tự sự miêu tả thể hiện qua chi tiết như:
+ Ngoại hình cậu bé được miêu tả: loắt choắt, xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, huýt sáo vang trên đường vàng, cười híp mắt, má đỏ bồ quân
+ Tự sự kể chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ: ngày Huế đổ máu, chú Hà Nội về, tình cờ chú cháu, gặp nhau hàng bè
+ Tưởng tượng kể lại ngày Lượm mất
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ bốn chữ
+ Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Ý nghĩa: Lượm - một chú bé hồn nhiên, dũng cảm, hi sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước.
- Khi đọc văn bản Lượm:
+ Câu chuyện được kể trong bài thơ: Cuộc gặp gỡ giữa chú và chú bé Lượm sau đó là sự hi sinh của cậu bé.
+ Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:
- Ngày Huế đổ máu, chú từ Hà Nội về gặp cháu ở Hàng Bè.
- Lượm kể về công việc liên lạc.
- Tưởng tượng chuyện Lượm hi sinh khi đi giao liên.
- Trang phục, cử chỉ, điệu bộ của Lượm: Cái xắc xinh xinh, cái chân thoắn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, nhảy trên đường vàng.
- Hình ảnh Lượm hi sinh: một dòng máu tươi, tay nắm chặt bông lúa,…
→ Tác dụng: Người đọc cảm nhận rõ hơn tình cảm sâu sắc, sự xót thương, cảm động mà tác giả dành cho chú bé Lượm.
+ Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng từ láy: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh,…
- Điệp lại những khổ thơ miêu tả chú bé Lượm.
- So sánh, hoán dụ dòng máu tươi,…
+ Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em: Tác giả khắc họa Lượm – một chú bé hồn nhiên, dũng cảm dám làm công việc nguy hiểm, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước trong tình cảnh đất nước chìm trong chiến tranh.
- Câu chuyện kể về hành trình của chú bé liên lạc.
- Yếu tố miêu tả: ngoại hình của cậu bé; yếu tố tự sự: cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Lượm và người chiến sĩ. Tác dụng: Giúp cho bài thơ trở nên chân thực, sinh động hơn.
- Nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình, sử dụng các biện pháp tu từ…
- Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Những nhận thực, tình cảm sau khi đọc bài thơ: Cảm thấy tự hào, ngưỡng mộ trước sự dũng cảm của chú bé liên lạc.
Chuẩn bị 2
Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Đọc trước bài thơ Lượm, tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.
Phương pháp giải:
Từ hành động và cách cư xử, xác định tính cách của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tác giả:
+ Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2002, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
+ Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
+ Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương.
+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ viết năm 1949.
+ Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ.
- Tác giả Tố Hũu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.
+ Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương.
+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
+ Ông là nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Bài thơ Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tác giả Tố Hữu:
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
- Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.
- Tố Hữu được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Một số tác phẩm: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa…
Chuẩn bị 3
Trả lời câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học.
Phương pháp giải:
Em tham khảo sách, báo hoặc internet.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Lý Tự Trọng (1914 - 1931) tên thật Lê Hữu Trọng, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thái Lan và từng học tập ở Trung Quốc.
+ Ngày 9/2/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, Lý Tự Trọng bắn chết tên thanh tra mật thám Lơ Gơ-răng rồi bị bắt. Tại phiên tòa xét xử, anh tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
+ Ngày 21/11/ 1931, trước khi lên máy chém, chàng trai 17 tuổi đã hô tên Việt Nam và hát bài Quốc tế ca, giữ vững tinh thần cách mạng đến phút cuối đời.
- Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964), quê Quảng Nam, tham gia Biệt động nội thành Sài Gòn khi gia đình chuyển vào Sài Gòn.
+ Ngày 2/5/1964, anh thay đồng đội nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Mỹ. Việc bại lộ, anh bị bắt ngày 9/5/1964.
+ Tòa án quân sự chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ra lệnh xử bắn Nguyễn Văn Trỗi vào ngày 15/10/1964 tại khám Chí Hòa.
+ Trong những phút cuối đời, anh không đồng ý bịt mắt, xưng tội và hô vang khẩu hiệu quyết chiến.
- Võ Thị Sáu (1933 - 1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa.
+ Trải qua nhiều thử thách, năm 14 tuổi, chị được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ. Trong quá trình hoạt động, chị Sáu luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức nhiều tin tức quan trọng.
+ Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tấn công hai tên ác ôn thất bại và bị bắt. Chị bị đày ra Côn Đảo chờ ngày xử tử. Tại đây, chị Sáu được Chi bộ nhà tù Côn Đảo kết nạp chính thức vào Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 23/1/1952, trên pháp trường, Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí thế hiên ngang, nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù, hô to: “Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm!”.
- Vừ A Dính (1934 - 1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu.
+ Anh giác ngộ cách mạng từ rất sớm, trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo khi mới 13 tuổi.
+ Trong một lần làm nhiệm vụ, Vừ A Dính bị giặc bắt. Đòn roi tra tấn dã man không thể khiến chiến sĩ nhỏ tuổi khuất phục. Ngày 15/6/1949, quân Pháp bắn chết Vừ A Dính.
Một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học: Lê Văn Tám với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp.
Một số nhân vật thiếu niên dũng cảm được nói đến trong các câu chuyện lịch sử: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Võ Thị Sáu…
Đọc hiểu 1
Trả lời câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
Phương pháp giải:
Đọc khổ thơ đầu lên và xác định nhịp điệu ngắt nghỉ của khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất:
Ngày Huế // đổ máu
Chú Hà Nội // về
Tình cờ // chú, // cháu
Gặp nhau // Hàng Bè
- Biện pháp tu từ hoán dụ: "Ngày Huế đổ máu". Tác giả dùng địa danh Huế để nói toàn thể người dân sống trong đó phải đổ máu cho cuộc chiến.
- Hoán dụ: đổ máu → Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật – chiến tranh.
- Cách ngắt nhịp đặc biệt: Tình cờ chú / cháu
- Cách ngắt nhịp:
Ngày Huế/ đổ máu,
Chú Hà Nội/ về,
Tình cờ/ chú cháu,
Gặp nhau/ Hàng Bè.
- Biện pháp tu từ: Hoán dụ “Ngày Huế đổ máu” ý chỉ ngày thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Huế.
Đọc hiểu 2
Trả lời câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
- Tác dụng: góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh → Gợi ra dáng vẻ tinh nghịch, nhanh nhẹn, dễ thương của chú bé Lượm.
Các từ láy trong dòng 5 - 8 là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Tác dụng: Một loạt từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, ”thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.
Đọc hiểu 3
Trả lời câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các dòng thơ 10-12.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- So sánh "mồm huýt sáo vang - như con chim chích nhảy trên đường vàng"
=> Tác dụng: tái hiện lại một cách thật cụ thể và sinh động hình ảnh một chú bé liên lạc: nhanh nhẹn, yêu đời, nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến.
Biện pháp tu từ so sánh: chú bé Lượm huýt sáo giống như con chim chích nhảy trên đường vàng → Gợi ra dáng vẻ lạc quan yêu đời, dũng cảm khi đi làm nhiệm vụ.
Biện pháp tu từ: So sánh “Mòn huýt sáo vang/Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng”.
Tác dụng: Diễn tả hình ảnh chú bé Lượm hiện lên với ngoại hình nhỏ nhắn, nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát.
Đọc hiểu 4
Trả lời câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Ngoại hình:
+ Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.
+ Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.
+ Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
+ Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.
=> Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ.
- Tính cách, phẩm chất:
+ Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.
+ Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác.
+ Nguyện hi sinh vì đất nước.
Qua bức tranh minh họa, chúng ta thấy một cậu bé nhỏ nhắn với trang phục màu vàng nổi bật cùng túi thư màu đỏ đeo chéo. Trên gương mặt là niềm vui, lạc quan yêu đời khi được tham gia làm công việc giao liên. Cậu là một chú bé dũng cảm khi dám quyết định làm một công việc nguy hiểm.
- Hình ảnh Lượm:
- Về trang phục “Cái xắc xinh xinh”, “Ca lô đội lệch”: trang phục của chiến sĩ liên lạc.
- Hình dáng: dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát.
- Cử chỉ nhanh nhẹn: cái chân “thoăn thoắt”, cháu cười “híp mí”, “mồm huýt sáo vang”.
- Lời nói tự nhiên chân thật: “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà”.
=> Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu dễ mến.
Đọc hiểu 5
Trả lời câu 5 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Khổ thơ (dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?
Phương pháp giải:
Đọc các câu 25, 26 và nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Hai câu thơ được tách riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ, rất khác so với các câu thơ khác.
- Kết cấu và cách trình bày đặc biệt này nhằm diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Khổ thơ (dòng 25 – 26) chỉ có hai dòng thơ so với các khổ khác có bốn dòng thơ. Mỗi dòng thơ của khổ thơ này chỉ có 2 chữ mà các khổ khác là bốn chữ.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/Lượm ơi!”: chỉ có 2 câu thơ, mỗi câu 2 dòng. Qua đó thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình bài thơ: đột ngột, bất ngờ và đầy đau đớn, xót xa trước sự hy sinh của Lượm.
Đọc hiểu 6
Trả lời câu 6 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39-42) có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Chú ý đọc khổ thơ dòng 39-42 và nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Cách ngắt nhịp trong khổ thơ:
Bỗng // lòe chớp đỏ
Thôi rồi, // Lượm ơi!
Chú // đồng chí nhỏ
Một // dòng máu tươi!
- Tác dụng: thể hiện tậm trạng nghẹn ngào, đau đớn, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
Cách ngắt nhịp đặc biệt: Thôi rồi / Lượm ơi
- Cách ngắt nhịp:
Bỗng/ lòe chớp đỏ
Thôi rồi, /Lượm ơi!
Chú đồng /chí nhỏ
Một dòng/ máu tươi
=> Cách ngắt nhịp thể hiện được tâm trạng bất ngờ, xót xa trước sự hi sinh của Lượm
Đọc hiểu 7
Trả lời câu 7 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Câu hỏi ở dòng 47 có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu hỏi, chú ý kết cấu và hàm ý của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
- Từ đó:
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
Câu hỏi ở dòng 47 Lượm ơi, còn không? có ý nghĩa giống như một lời gọi, thương nhớ, bày tỏ nỗi xót xa trước sự hi sinh của chú bé
Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm.
CH cuối bài 1
Trả lời câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung thơ, em viết lại thành đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đó là một ngày của những năm năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa, từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cậu luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Em đã đi rồi nhưng hình ảnh loắt choắt xinh xinh của chú bé ấy vẫn mãi ám ảnh tôi. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!
Ấy là lúc Huế nổ ra chiến tranh, toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Tôi (nhân vật “chú” trong bài thơ) từ Hà Nội trở về quê hương sau bao năm. Tình cờ tại Hàng Bè, tôi bắt gặp một chú bé tên là Lượm. Chú bé vô cùng đáng yêu với xắc xinh xinh màu đỏ, ca lô thì đội lệch. Dáng đi thì thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang. Cậu nói với tôi rằng cậu thích đi làm giao liên lắm, tuy vất vả nhưng lại được đóng góp công sức cho Tổ quốc. Tôi rất cảm phục ý chí và hành động của Lượm. Sau đó chúng tôi chia tay nhau, tôi về Hà Nội, cậu tiếp tục ở đây làm nhiệm vụ. Bỗng tháng Sáu tôi nghe tin cậu hi sinh trên đường làm nhiệm vụ. Khi đang băng qua cánh đồng để đưa tin tức thì bỗng có viên đạn xuyên trúng người cậu.
Mẫu 1: Ngày Huế đổ máu, Lượm tình cờ gặp người chiến sĩ ở Hàng Bè. Cậu bé nhỏ nhắn, hoạt bát thích thú kể về công việc của mình. Sau khi từ biệt, Lượm tiếp tục công việc liên lạc. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ. Cậu hăng hái thực hiện nhiệm vụ mà không sợ hãi nguy hiểm. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Cậu băng qua đường, lội qua những cánh đồng. Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh chóng đến tay người nhận, khiến Lượm không một phút chậm trễ. Bỗng lòe chớp đỏ, Lượm đã trúng đạn của kẻ thù. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất. Bộ quần áo nhuộm sắc đỏ tươi của máu. Cậu nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại. Lượm đã hi sinh.
CH cuối bài 2
Trả lời câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bảng sau vào vở và điền các chỉ tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cột.
Trang phục |
|
Hình dáng |
|
Cử chỉ hành động |
|
Lời nói |
|
Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Kẻ bảng và lần lượt điền thông tin phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trang phục |
Đội mũ ca lô lệch về một bên, đeo cái xắc xinh xinh |
Hình dáng |
Nhỏ nhắn, loắt choắt, đầu nghênh nghênh nhanh, má đỏ bồ quân |
Cử chỉ hành động |
Huýt sáo vang, yêu đời |
Lời nói |
-Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà |
Em thú vị về những lời nói của Lượm về công việc của mình. Cậu bé không hề tỏ ra lo lắng hay sợ hãi mà cảm thấy rất vui khi mình được làm công việc mặc dù rất nguy hiểm.
Trang phục |
Các xắc xinh xinh Ca lô đội lệch |
Hình dáng |
Chú bé loắt choắt Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Má đỏ bồ quân |
Cử chỉ, hành động |
Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng… Cháu cười híp mí |
Lời nói |
- Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! - Thôi, chào đồng chí |
- Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị nhất với chi tiết lời nói Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à vì em thấy được sự nhiệt huyết, dũng cảm của cậu bé dành cho công việc nguy hiểm này.
Trang phục |
chiếc mũ ca lô đội lệch, đeo một cái xắc xinh xinh. |
Hình dáng |
loắt choắt, như con chim chích |
Cử chỉ, hành động |
cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng |
Lời nói |
Hồn nhiên, vui tươi: “Cháu đi liên lạc |
CH cuối bài 3
Trả lời câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?
Phương pháp giải:
Đọc lại các dòng thơ này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Theo em, các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng bởi vì chúng diễn tả sự thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Các dòng thơ 25, 26, 47 được tách thành những khổ thơ riêng để bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa trước sự hy sinh của Lượm.
CH cuối bài 4
Trả lời câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?
Phương pháp giải:
Nhớ lại các đại từ mà tác giả gọi nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Cụ thể:
- Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí, vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hi sinh.
- Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau:
- Cháu → Sự thân thiết, gần gũi của mối quan hệ chú cháu.
- Lượm → Sự xót xa, thương cảm trước sự hi sinh của chú bé.
- Chú đồng chí nhỏ → Mối quan hệ đồng chí với nhà thơ và cũng thể hiện Lượm là của mọi người, mọi nhà hi sinh vì quê hương, đất nước.
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau:
- “Chú bé”: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- “Cháu”: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- “Chú đồng chí nhỏ”: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- “Lượm ơi”: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: “Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?”
CH cuối bài 5
Trả lời câu 5 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Xem lại khổ thơ giống nhau này và nhận xét kết cấu và nội dung.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa em sẽ không chết, em sẽ sống mãi trong lòng tác giả trong lòng chúng ta
Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu nhằm thể hiện rằng Lượm không chết mà cậu bé luôn sống mãi, tồn tại trong lòng tác giả, trong lòng của mọi nhà, của đất nước. Chúng ta sẽ không bao giờ quên đi sự hi sinh của chú bé dành cho Tổ quốc.
Khẳng định rằng Lượm sẽ không chết đi, hình ảnh của em vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc.
CH cuối bài 6
Trả lời câu 6 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.
Phương pháp giải:
Em tự chọn các nhân vật đã liệt kê ở phần Chuẩn bị, từ đó viết thành đoạn văn ngắn giới thiệu về nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mỗi khi nhắc tới Côn Đảo người ta không thể không nhắc tới tên tuổi Võ Thị Sáu - những người chết còn trẻ mãi. Nhiều thế hệ cả nước đều gọi chị bằng hai tiếng rất gần gũi, thân thương là “Chị Sáu”. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và bị bắt ra Côn Đảo. Hình ảnh chị ra pháp trường với vụ cười và tiếng hát trên môi là hình ảnh sống mãi trong lòng chúng ta.
Lê Văn Tám là mối thiếu niên anh hùng trong thời kì chiến tranh Đông Dương của Việt Nam. Cậu được biết đến với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng – tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Anh đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Bài đọc
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Nội dung ôn tập cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Viết biên bản SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Nội dung ôn tập cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
- Soạn bài Viết biên bản SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết