Soạn bài Kiểm tra văn


Soạn bài Kiểm tra văn trang 110 SGK Ngữ Văn 8.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

I. NHẬN XÉT CHUNG

Câu 1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách mà không làm thay đổi nghĩa:

(1) Cai lệ gỗ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn (...)

(2) Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

Câu 2. Việc tác giả lựa chọn trật tự trên là để nhấn mạnh vào hành động “Gõ đầu roi xuống đất” của tên cai lệ. Tác giả muốn miêu tả sự hung hăng, ưa chứng minh quyền uy của “nhà nước" trao cho một tên cường hào ác bá. Hành động này là khởi đầu cho những hành động tiếp theo: đe dọa, bắt trói và định giở thói côn đồ tra tấn người thiếu sưu.

Câu 3. Nếu ta lựa chọn cách viết như (2) ở câu 1 thì ấn tượng về tên cai lệ lại là kẻ nghiện thuốc phiện. Yếu tố quyền uy mà hắn muốn dương oai tác quái bị đặt ở vị trí thứ yếu trong cảm nhận của người đọc.

 

Câu 2

II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ

Câu 1.

 a) Trật tự từ trong cụm từ và câu in đậm ở đây đã thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động

(1) Từ hành động “giật phắt cái thừng” đến hành động “chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”.

(2) Từ sự thay đổi của nét mặt bình thường trở nên “xám mặt” của chị Dậu. Hàng loạt các hành động khác diễn tiến theo tình huống của chuyện. Chị Dậu “vội vàng đặt con xuống đất”, sau đó “chạy đến” rồi đỡ lấy tay hắn”.

b) Ở đây những cụm từ in đậm đã thể hiện sự lựa chọn trật tự thứ bậc quan trọng của các sự vật.

(1) “Cai lệ” có vị trí cao hơn “người nhà lí trưởng”

(2) “roi song” là sự vật dùng để đập đánh, tra tấn hành hạ, “tay thước”, “dây thừng” là những vật dụng được dùng sau khi đã trị tội người dân dám chống lại lệnh nhà nước không đóng sưu. Sau khi đánh đập là việc trói người có tội để lôi ra sân đình!

Câu 2. - Câu chuẩn là của nhà văn Thép Mới. Thứ tự sắp xếp của tác giả hoàn toàn có dụng ý.

Tre giữ làng, (1) giữ nước. (2) giữ mái nhà tranh, (3) giữ đồng lúa chín (4)

Vai trò của cây tre có ý nghĩa từ không gian hẹp tới rộng, từ khái niệm làng, nước đến khái niệm nhà, đồng thân quen hơn, gần gũi hơn. Câu văn nhờ sự sắp xếp đối xứng 2/2, 4/4 và luân phiên bằng trắc cho nên nhịp nhàng, tự nhiên, giàu chất thơ.

  -  Hai câu b và c sắp xếp lại đã không tuân thủ tính hợp lí bên trong và không có sự hài hòa về ngữ âm trong lời nói.

Câu 3

III. LUYỆN TẬP

Giải thích những lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây:

a) Những vị anh hùng dân tộc mà Bác đưa ra làm dẫn chứng cho tinh thần yêu nước của dân tộc ta được sắp xếp theo "lịch sử" của “những cuộc kháng chiến vĩ đại” mà bắt đầu là Bà Trưng, Bà Triệu sau đó là Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung.

b) Đáng lẽ chúng ta phải viết

Tổ quốc ta ơi! Đẹp vô cùng

Tiếng hát hò ô

Việc sắp xếp trật tự như trong những câu thơ trên là nhằm nói về niềm vui sướng, đang dâng tràn ngập trong lòng. Tổ quốc ta được nhìn bao quát trong cảm xúc đắm đuối “Đẹp vô cùng Sự đảo ngữ hò ô rất cần thiết để ăn vần với từ “Lô" trước đó. Nó tạo nên âm hưởng lan xa như một câu hò trong sóng nước chói chang của bình minh.

c) Ở câu c, Nguyễn Công Hoan đã tạo nên hai vế khá cân xứng. Việc lặp lại “tôi cũng chả sợ”, và “tôi cũng chả cần” cho thấy sự hô ứng chặt chẽ của loại câu phủ định hai đối tượng (mật thám và đội con gái).

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 16 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.