Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết>
Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi chi tiết SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ và thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương, xứ sở Việt Nam. |
Câu 1
Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì?
Phương pháp giải:
Chú ý cấu tạo của nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi rất đặc biệt:
- Nhan đề như một tiếng gọi trìu mến. Từ “ơi” đặt ở cuối câu thể hiện tiếng gọi thân tình, như gọi một người thân yêu và thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả.
- Nhan đề nổi bật với phép nhân hóa dòng sông Cửu Long, khiến sự vật hiện lên sinh động, cũng có hơi thở, linh hồn, tình cảm như một con người.
- Nhan đề còn thể hiện niềm tự hào về dòng sông Cửu Long, ở đó còn có những con người Nam Bộ hiền lành, chất phác.
- Nhan đề “Cửu Long Giang ta ơi”:
+ Thường nêu bật chủ đề của tác phẩm.
+ Nhan đề bài thơ lấy tên một đoạn sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam – Cửu Long – như một cách để giới hạn phần lãnh thổ Việt Nam, từ đó biểu thị tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
+ Từ “ta” ở đây gợi sự thân thiết, ý thức sở hữu.
→ Nhan đề bài thơ giống như lời gọi tha thiết, thể hiện tình cảm đối với từng tấc đất của cha ông.
Nhan đề “Cửu Long Giang ta ơi”: giống như một tiếng gọi khắc khoải xuất phát từ lòng yêu mến, tự hào dành cho dòng sông của quê hương.
Câu 2
Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ đầu và chú ý hàm ý của tác giả
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tấm bản đồ rực rỡ được tác giả nhắc trong bài chính là tấm bản đồ quê hương xứ sở của tác giả. Từ láy “rực rỡ” thể hiện vẻ đẹp lớn lao, nổi bật của tấm bản đồ tái hiện hình ảnh đất nước và cũng thể hiện tấm lòng yêu mến của nhân vật trữ tình.
- Nhân vật trữ tình cảm thấy hạnh phúc khi nhìn tấm bản đồ qua phép so sánh “như đồng hoa gặp một đêm mơ”. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Có con sông không chỉ chảy từ đỉnh núi mà còn bắt nguồn từ các bộ tiểu thuyết du kí, võ hiệp danh tác, từ các kì quan thế giới, từ thăm thẳm một miền văn hóa Đông phương.
- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “tấm bản đồ rực rỡ”:
+ Tấm bản đồ trong bài giảng của thầy giáo trở nên đẹp đẽ lạ thường bởi nó tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.
+ Tấm bản đồ trong cảm nhận của cậu học trò mười tuổi như mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, say mệ. Cậu bé ước mơ được ngắm nhìn sông núi tuyệt vời của Tổ quốc thân yêu.
- Hình ảnh “tấm bản đồ rực rỡ”: Tấm bản đồ giống như một cánh đồng hoa rực rỡ sắc màu.
- Nhân vật trong bài thơ: say mê, phấn khởi khi được nhìn tấm bản đồ đó.
Câu 3
Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong:
- Mê Kong chảy, Mê Kong cũng hát
- Chín nhánh Mê Kong phù sa nổi váng
- Ruộng bãi Mê Kong trồng không hết lúa
- Bến nước Mê Kong tôm cá ngợp thuyền
- Mê Kong quặn đẻ, chín nhánh sông vàng
- Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông :
+ Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh,
+ Chín nhánh Mê kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trông không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.
+ Mê Kông quặn đẻ
Chín nhánh sông vàng.
→ Trong dòng chảy của nó, Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ, sông Mê Kông (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú.
- Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông:
- Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.
- Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát.
- Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng
- Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
- Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền.
- Mê Kông quặn đẻ/Chín nhánh sông vàng.
Câu 4
Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm ý về người nông dân.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương/Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa
- Qua đó, em thấy nông dân Nam Bộ là những con người chịu nhiều vất vả nhưng luôn chịu thương chịu khó, cần cù, chất phác, thật thà.
- Những chi tiết khắc họa hình ảnh người nông dân Nam Bộ:
Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu
Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau
Những mặt đất
Cha ông nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.
→ Đó là hình ảnh của những người nông dân mà cuộc sống của họ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long. Đó không chỉ là hình ảnh những con người cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương mà còn là những con người biết đoàn kết để gìn giữ đất đai sông núi.
- Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương/Mồ hôi và bãi lầy thành đồng lúa.
- Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận về con người nơi đây: cần cù, chịu thương chịu khó.
Câu 5
Câu 5 (trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao?
Phương pháp giải:
Em xem lại bài, chọn hình ảnh mà mình ấn tượng nhất và trình bày lí do mình thích.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Trong số đó, em thích các hình ảnh:
- “Mê Kong quặn đẻ/ Chín nhánh sông vàng”: hình ảnh này thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương như ruột thịt của đồng bào sông Cửu Long. Dòng sông Mê Kong được nhân hóa như một người mẹ đã sinh ra các nhánh sông để chảy trôi đi mọi miền đem lại nguồn sống đến với khắp nơi.
- “Cha ông ta nhắm mắt/ Truyền cháu con không bao giờ chia cắt”: thể hiện công ơn của cha ông đi trước đã ngã xuống để đất nước được vẹn tròn và là nhắc nhở thế hệ mai sau về tình yêu, sự đoàn kết, yêu thương đối với dân tộc.
- Một số hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như:
+ “tấm bản đồ rực rỡ”: tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng, mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, say mê, nâng cánh ước mơ cho cậu học sinh.
+ “gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ”: “gậy thần tiên” – hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước (đồ dùng dạy học) của thầy giáo trong cái nhìn mơ mộng của học trò; “đạo sĩ” chỉ hình ảnh người thầy được ngưỡng mộ trong mắt học trò.
- Những hình ảnh mà em yêu thích: Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng/ Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa/ Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền.
- Nguyên nhân: Những hình ảnh trên cho thấy sự trù phú của dòng sông Mê Kông.
Câu 6
Câu 6 (trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Dựa trên những câu từ mà tác giả thể hiện, em trình bày cảm nhận của mình.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tình yêu dòng sông Mê Kong, yêu quê hương đất nước của tác giả như dòng mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Tình yêu dòng sông, quê hương, đất nước được thể hiện chân thật và sinh động từ những cảm xúc ngây ngô thuở bé cho đến khi trưởng thành, cầm vũ khí bảo vệ dân tộc. Đó là một tình cảm cảm quý, thiêng liêng của một người con đất Việt oai hùng.
Loigiaihay.com
- Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:
+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”
+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”
+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”
→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.
Tình yêu của tác giả dành cho con sông Mê Kông: tha thiết, say đắm. Tình yêu dành cho con sông hay cũng chính là mảnh đất quê hương của mình.
- Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 5 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Ôn tập Học kì 1 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Ôn tập Học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả. SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Ôn tập Học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả. SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết