Soạn bài Con chào mào SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết>
Soạn bài Con chào mào chi tiết SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả. |
Câu 1
Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
Phương pháp giải:
Đọc lại 3 dòng thơ và chú ý những hình ảnh được nhắc tới.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Đó là khung cảnh yên bình, xanh mướt của làng quê Việt Nam.
- Sau khi đọc xong 3 dòng đầu có thể:
+ hình dung về màu sắc, tiếng hót của con chim chào mào;
+ tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên được gợi ra từ hình ảnh “cây cao chót vót”…
Hình ảnh chim chào mào với bộ lông đốm trắng, chiếc mào đỏ rực đang đứng trên cây cất tiếng hót. Xung quanh là không gian thiên nhiên thoáng đãng, yên bình.
Câu 2
Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ này từ đó nảy ra cảm xúc của nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ":
- Nhà thơ đã nghĩ phải nhanh chóng vẽ chiếc lồng cho con chào mào.
- “Chiếc lồng” ấy là chiếc lồng khao khát giữ lại tiếng chim – hương sắc của cuộc đời.
=> Câu thơ này cho thấy, tác giả khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành không gian bất tận, muốn để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn cho con chào mào khoe sắc và cất tiếng tự do.
- Khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, nhân vật “tôi” đã muốn “giam cầm” con chim chào mào – muốn “độc chiếm” cái đẹp của thiên nhiên.
- Khi “hối hả đuổi theo”, nhân vật “tôi” mang theo cả không gian đầy nắng, gió, cây xanh mong níu giữ con chim chào mào và tiếng hót.
- Mong muốn vẽ xong chiếc lồng cho con chim chào mào: muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.
- Sợ hãi nếu như chim bay đi, có nghĩa là cái đẹp của thiên nhiên biến mất.
- Khi “hối hả đuổi theo” mang cả nắng, gió, nhành cây: Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.
- Khi đã “vô tăm tích”, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch “của tôi”: đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.
Câu 3
Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.
Phương pháp giải:
Đọc lại câu thơ này và chú ý hàm ý của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình. Câu thơ đa nghĩa cho thấy, nhà thơ đang tràn đầy hạnh phúc, mong cho con chào mào bay xa, bay cao hơn, nhưng cũng gợn một chút tiếc nuối dù rất nhỏ.
Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống
- Lời khẳng định ở hai câu thơ cuối cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc dành cho thiên nhiên.
- Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu 4
Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ và xem dòng thơ nào được lặp lại.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Dòng thơ “triu… uýt… huýt… tu hìu…" được lặp lại 2 lần trong bài thơ.
- Tác dụng: Sự lặp lại đó tạo nên kết cấu tương ứng cho bài thơ. Chuỗi âm thanh được nhắc lại trọn vẹn như từng cất lên lần đầu, nhưng bạn đọc lại cảm nhận “con chào mào” đã đi qua một hành trình, từ đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt đến phối bè, vang vọng.
Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ là: “triu…uýt…huýt…tu hìu…” (2 lần)
→ Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh của tiếng chim chào mào hót. Tiếng chim ấy không chỉ vang lên từ trên cành cây cao chót vót mà còn vang lên ngay trong chính tâm hồn nhà thơ.
- Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ: “Triu… uýt…. huýt … tu hìu…”.
- Đó là tiếng hót của con chào mào, nhưng cũng chính là âm thanh của thiên nhiên xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó cho thấy chim chào mào đã đi qua một hành trình tìm về với thiên nhiên.
Câu 5
Câu 5 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đúng hình thức yêu cầu, nhớ lại hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nào đó em đã từng chiêm ngưỡng và viết lại.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng. Vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy!
Loigiaihay.com
Trong kí ức của tôi, quê hương hiện lên thật tươi đẹp. Khi còn nhỏ, tôi thường về quê ngoại chơi. Không giống như vẻ ồn ào của thành phố, quê ngoại của tôi là một vùng quê yên bình. Mỗi buổi sáng, tôi lại dậy sớm rồi cùng bà ngoại đi dạo quanh xóm làng. Ông mặt trời đã thức giấc từ sớm. Ánh nắng chói chang đã bao trùm lên mọi vật. Hai bà cháu vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Bầu không khí ở đây mới trong lành làm sao! Cây cối hai bên đường xanh tươi, rợp bóng mát. Trên đường chỉ có các bác nông dân dắt trâu ra đồng. Phía xa là cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Những bông lúa trĩu hạt rung rinh trong cơn gió sớm mai. Hương lúa thơm ngào ngạt khiến tôi cảm thấy thật dễ chịu. Mỗi ngày, tôi đều được thưởng thức những món ăn do bà ngoại nấu. Toàn là những món đậm chất thôn quê như canh rau mồng tơi, cua đồng rang me, cá om dưa...
Mỗi lần về thăm quê, em lại được dạo chơi trên những cánh đồng lúa rộng mênh mông. Buổi sáng, ánh mặt trời của ngày mới chỉ vừa bắt đầu ló rạng cũng đủ khiến mọi vật dường như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Và của cả những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi. Mỗi người một công việc của mình, ai cũng thật bận rộn. Một không khí tươi vui hòa quyện tạo ra một bức tranh làng quê thật yên bình và tràn đầy sức sống. Bây giờ, quê hương em ngày càng trở nên hiện đại, những cánh đồng lúa cũng không còn nhiều như lúc trước, nhưng những hình ảnh đẹp đẽ này vẫn còn in đậm trong tâm trí của em.
Bài đọc
- Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em Bài 3 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Kể về một trải nghiệm của em Bài 3 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 3 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Gió lạnh đầu mùa SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Ôn tập Học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả. SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Ôn tập Học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả. SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết