Soạn bài Cố hương siêu ngắn


Soạn bài Cố hương siêu ngắn nhất trang 207 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

ND chính

Video hướng dẫn giải

Thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Tóm tắt

Video hướng dẫn giải

  Với chuyến về quê cuối cùng để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhân vật "tôi" đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê. Từ đó, nhân vật "tôi" đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Truyện ngắn chia làm 3 phần theo trình tự thời gian:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”): trên đường về quê.

- Đoạn 2 (từ “Tinh mơ sáng hôm sau” đến “sạch trơn như quét”): những ngày ở quê. Sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là Nhuận Thổ.

- Đoạn 3 (phần còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

  Trong truyện có 2 nhân vật chính. Đó là Nhuận Thổ và “tôi” – người bạn thuở ấu thơ với Nhuận Thổ. Nhân vật “tôi” là nhân vật trung tâm vì mọi thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ đều được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật “tôi”. Ngoài ra nhân vật “tôi” là người ngồi thuyền về quê, ở quê, ngồi thuyền xa quê và suy ngẫm về những bức tường vô hình ngăn cách con người, ước vọng về một xã hội tốt đẹp hơn.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Hai biện pháp nghệ thuật chính là “hồi ức” và “đối chiếu” để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ.

- Trong việc chỉ rõ sự thay đối của con người và cảnh vật của làng tác giả có nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề, song trọng điểm vần là nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần (thể hiện qua tính cách thím Hai Dương, tính cách của nhừng người khách mượn cớ đưa tiễn con “Tôi” để “lấy đồ đạc”, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ), vì vậy, trong mọi thay đổi, điều làm Lỗ Tấn đau xót nhất, đau xót “điếng người đi” là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “Tôi”.

- Qua đó, tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ: đau xót trước sự thay đổi con người, phê phán lễ giáo phong kiến.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Đoạn a chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm), nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với tôi hiện nay).

- Đoạn b chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

- Đoạn c chủ yếu dùng phương thức lập luận, về ý nghĩa, các phần trên đã đề cập.

Luyện tập

 

Nhuận Thổ còn nhỏ

Nhuận Thổ khi đứng tuổi

Hình dáng

Nước da bánh mật, khuôn mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc sáng.

Cao gấp hai trước, da vàng sạm, mặt tròn, có những nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm…

Động tác

Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.

Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính.

Giọng nói

Lưu loát, hồn nhiên

Cung kính, lễ phép

Thái độ

Thân thiết

Xa cách, cung kính

Tính cách

Hồn nhiên, lanh lợi

Khúm núm, e dè, khép nép


Bình chọn:
4.7 trên 16 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí