Mục II - Phần A - Trang 93, 94 Vở bài tập Vật lí 6


Giải trang 93, 94 VBT vật lí 6 Mục II - Sự ngưng tụ (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 6

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

C1 - C5

C1. Sự khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm: ...

C2. Ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm xảy ra hiện tượng ....

Hiện tượng này .....

C3. Các giọt nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm ....

....

C4. Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do ....

C5. Như vậy dự đoán của chúng ta ....

Lời giải chi tiết:

C1. Sự khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm: Nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và cốc thí nghiệm lúc đầu bằng nhau. Sau khi cho đá lạnh vào cốc thí nghiệm thì nhiệt độ nước trong cốc thí nghiệm thấp hơn trong cốc đối chứng.

C2. Ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm xảy ra hiện tượng có nước đọng ở mặt ngoài.

Hiện tượng này không xảy ra ở mặt ngoài cốc đối chứng.

C3. Các giọt nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm không phải là do nước ở trong cốc thấm ra.

Vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.

C4. Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.

C5. Như vậy dự đoán của chúng ta là đúng.

2. Vận dụng

C6 - C8

C6. Hai ví dụ về hiện tượng ngưng tụ?

C7. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

C8. Rượu trong chai không đậy nút sẽ cạn dần vì ....

Rượu đựng trong chai nút kín không cạn ....

Lời giải chi tiết:

C6. Hai ví dụ về hiện tượng ngưng tụ:

+ VD 1: Hơi nước trong các đám mây ngưng tự tạo thành mưa.

+ VD 2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước trong hơi thở gặp gương, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.

C7. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm:

Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.

C8. Rượu trong chai không đậy nút sẽ cạn dần vì khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.

Rượu đựng trong chai nút kín không cạn vì rượu đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ nhưng rượu trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ lại nên lượng rượu sẽ không giảm.

(Để trả lời câu này, cần lưu ý là sự hóa hơi và sự hóa lỏng xảy ra đồng thời).

Ghi nhớ:

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

- Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi. 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.1 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.