Lý thuyết tính chất cơ bản của phân số>
Tính chất cơ bản của phân số.
Tính chất cơ bản của phân số
+) Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được phân số bằng phân số đã cho.
\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{a.m}{b.m}\) , với \(m ∈ Z\) và \(m ≠ 0.\)
+) Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{a:n}{b:n}\), với \(n ∈ ƯC(a;b).\)
Ví dụ: \(\dfrac{3}{4}= \dfrac{3.3}{4.3}=\dfrac{9}{12},\)
\(\dfrac{-21}{35}= \dfrac{-21:7}{35:7}=\dfrac{-3}{5}.\)
Lưu ý:
Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với -1 thì ta được một phân số bằng nó có tử và mẫu lần lượt là đối số của tử số và mẫu số của phân số đã cho.
Nói cách khác, nếu ta đổi dấu cả tử và mẫu của một phân số thì được phân số bằng phân số đã cho.
\(\dfrac{a}{b}= \dfrac{-a}{-b},\) \(\dfrac{a}{-b}=\dfrac{-a}{b}\)
Ví dụ: \(\dfrac{-3}{-2}= \dfrac{3}{2},\) \(\dfrac{5}{-8}= \dfrac{-5}{8}\)
Loigiaihay.com
- Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 9 Toán 6 Tập 2
- Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 10 Toán 6 Tập 2
- Bài 11 trang 11 SGK Toán 6 tập 2
- Bài 12 trang 11 SGK Toán 6 tập 2
- Bài 13 trang 11 SGK Toán 6 tập 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục