Lý thuyết Sự truyền nhiệt - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức


Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

BÀI 28: SỰ TRUYỀN NHIỆT

I. Dẫn nhiệt

1. Hiện tượng dẫn nhiệt

- Hiện tượng truyền năng lượng gọi là hiện tượng dẫn nhiệt

- Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng trực tiếp từ các nguyên tử, phân tử có động năng lớn hơn sang các nguyên tử, phân tử có động năng nhỏ hơn thông qua va chạm

2. Vật dẫn nhiệt tốt, vật cách nhiệt tốt

- Vật được cấu tạo từ những chất, vật liệu, có thể dẫn nhiệt tốt được gọi là vật dẫn nhiệt tốt

- Vật được cấu tạo từ những chất, vật liệu có thể cản trở tốt sự dẫn nhiệt gọi là vật cách nhiệt tốt

 

II. Đối lưu

1. Thí nghiệm

 

2. Sự truyền nhiệt bằng đối lưu

- Chất lỏng và chất khí (gọi chung là chất lưu) dẫn nhiệt kém

- Đối lưu là sự truyền năng lượng bằng các dòng chất lưu di chuyển từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn trong chất lưu

III. Bức xạ nhiệt

1. Sự truyền bức xạ nhiệt

- Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng thông qua tia nhiệt. Tia nhiệt có thể truyền trong chân không

2. Hiệu ứng nhà kính

a. Bức xạ nhiệt của Mặt Trời và bức xạ nhiệt của Trái Đất

- Bức xạ nhiệt của Mặt Trời là những bức xạ mạnh có thể dễ dàng truyền qua lớp khí quyển Trái Đất và các chất rắn trong suốt khác

- Bức xạ nhiệt của Trái Đất là những bức xạ yếu, không vượt qua được lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, không vượt qua được ngay cả các lớp kính trong suốt

- Tác dụng giữ bức xạ nhiệt của nhà lợp kính được gọi là hiệu ứng nhà kính

b. Hiệu ứng nhà kính khí quyển

- Trong khí quyển thì khí carbon dioxide đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính

Sơ đồ tư duy về “Sự truyền nhiệt”

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí