Bài 40. Sinh sản ở người trang 165, 166, 167 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức>
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.1 và 40.2 để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi sau: Câu hỏi 1. Trình bày chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ. Câu hỏi 2. Tinh hoàn nằm trong bìu có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng?
CH tr 166
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.1 và 40.2 để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:
CH1.
Trình bày chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ. |
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 40.1 và 40.2
Giải chi tiết:
Chức năng của các cơ quan sinh dục nam: tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản.
Chức năng của các cơ quan sinh dục nữ: tiếp nhận tinh trùng, cấy thai, nuôi thai và sinh con.
CH2.
Tinh hoàn nằm trong bìu có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng? |
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 40.1 và 40.2
Giải chi tiết:
Tinh hoàn nằm trong bìu để giữ mức nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể là từ 0,5 đến 2 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tinh trùng và sản sinh hormone sinh sản (hormone testosteron)
CH tr 167
CH1.
Dựa vào thông tin trong Hình 40.4, em hãy mô tả sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt. Theo em, sự thay đổi này có ý nghĩa gì?
|
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong Hình 40.4
Giải chi tiết:
Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt:
- Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần.
- Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung phát triển dày lên dần → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì.
Ý nghĩa: Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng khi thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Do đó, sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp (không quá mỏng cũng không quá dày) cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong đó, sự tăng độ dày niêm mạc sau giai đoạn hành kinh tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng, sẵn sàng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung.
CH2.
Đọc thông tin trên kết hợp tìm hiểu thông tin trên các phương tiện khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau: Câu hỏi 1. Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong những trường hợp nào? Tại sao? Câu hỏi 2. Nêu các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp đó theo mẫu sau: Bảng 40.1. Biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp
|
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trên kết hợp tìm hiểu thông tin trên các phương tiện khác
Giải chi tiết:
Câu hỏi 1. Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong những trường hợp
- Chưa có ý định mang thai.
- Quan hệ với người mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Câu hỏi 2. Nêu các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp đó theo mẫu sau:
Bảng 40.1. Biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp
Biện pháp tránh thai | Tác dụng |
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày | ngăn cản sự rụng trứng, làm dày lớp màng nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung để thụ tinh, làm biến đổi thành tử cung không thích hợp cho trứng làm tổ, do vậy mà có tác dụng tránh thai. |
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp | ngăn cản quá trình rụng trứng tự nhiên diễn ra, ngăn không cho buồng trứng phóng thích trứng. |
Sử dụng bao cao su | Tránh thai ngoài ý muốn |
CH tr 168
CH1.
Thảo luận tìm hiểu tác hại và biện pháp phòng chống các bệnh lây qua đường sinh dục Câu hỏi 1. Các bệnh lây qua đường sinh dục có thể gây ra hậu quả gì? Câu hỏi 2. Từ những hiểu biết về các bệnh lây qua đường sinh dục, em hãy đề xuất các biện pháp phòng chống các bệnh đó. |
Phương pháp giải:
Thảo luận nhóm
Giải chi tiết:
Câu 1. Các bệnh lây qua đường sinh dục có thể gây ra hậu quả
- Làm cơ thể chúng ta trở nên yếu hơn
- Đặc biệt có thể gây sẩy thai, vô sinh, truyền bệnh từ mẹ sang con, gia tăng nguy cơ ung thư...
Câu 2. Từ những hiểu biết về các bệnh lây qua đường sinh dục, dề xuất các biện pháp phòng chống:
- Chung thủy, một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người đặc biệt là với gái mại dâm.
- Sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau mỗi lần quan hệ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
- Không sử dụng ma túy
- Hạn chế đồ uống có nồng độ cồn,...
CH2.
Câu hỏi 1. Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa gì? Câu hỏi 2. Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân như thế nào? |
Phương pháp giải:
Thảo luận nhóm
Giải chi tiết:
Câu 1. Bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên giúp trẻ vị thành niên có hệ sinh dục khoẻ mạnh, không mắc các bệnh đường sinh dục, không mang thai ngoài ý muốn,... Từ đó, trẻ có sức khoẻ tốt, tập trung học tập để có được tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 2. Những kiến thức về sinh sản giúp bảo vệ bản thân:
- Vệ sinh hệ sinh dục hằng ngày để tránh viêm nhiễm.
- Biết cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
- Biết các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp, sử dụng trong trường hợp cần thiết.
CH tr 169
CH1.
Tiến hành điều tra trong trường học hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên theo mẫu điều tra Bảng 40.2. Bảng 40.2.
|
Phương pháp giải:
Tiến hành điều tra trong trường học
Giải chi tiết:
Gợi ý kết quả điều tra trong trường học về hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Điều tra tổng số 100 bạn.
Nội dung diều tra | Có | Không |
Biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục | 89 | 11 |
Biết việc nạo, phá thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản | 80 | 20 |
Biết các biện pháp phòng ngừa xâm hại tình dục | 95 | 5 |
Biết về các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn | 100 | 0 |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh lậu | 30 | 70 |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giang mai | 20 | 80 |
Biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS | 80 | 20 |
CH2.
Từ kết quả điều tra, em hãy cùng bạn xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. |
Phương pháp giải:
Tiến hành điều tra trong trường học
Giải chi tiết:
Dựa trên kết quả điều tra, chọn ra nội dung còn nhiều bạn chưa biết để xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Ví dụ: Nội dung tuyên truyền "Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS".
Nguyên nhân gây bệnh AIDS:
- Bệnh AIDS do virus HIV gây ra. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
- HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:
+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dung cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.
+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).
+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.
Một số triệu chứng bệnh AIDS:
+ Sốt và ớn lạnh
+ Mệt mỏi
+ Đau nhức người, đau đầu, cơ bắp, đau các khớp
+ Đau họng
+ Sưng hạch cổ, nách và bẹn
+ Phát ban đỏ ở da
+ Buồn nôn, tiêu chảy
...
Biện pháp phòng chống AIDS:
- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…
- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…
- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.
- Bài 39. Da và điều hòa thân nhiệt ở người trang 160, 161, 162 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 157, 158, 159 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 152, 153, 154 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người trang 150, 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 35. Hệ bài tiết ở người trang 146, 147, 148 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức