Bài 45. Sinh quyển trang 185, 186, 187 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức>
Trái Đất là ngôi nhà chung của hàng triệu loài sinh vật. Cho đến nay, Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Các loài sinh vật sinh sống ỏ đâu trên Trái Đất?
CH tr 185
MĐ:
Trái Đất là ngôi nhà chung của hàng triệu loài sinh vật. Cho đến nay, Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Các loài sinh vật sinh sống ỏ đâu trên Trái Đất? |
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Các loài sinh vật ở trên Trái Đất sinh sống ở khắp các loại môi trường trên Trái Đất gồm môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
CH1:
Nêu khái niệm và các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khái niệm sinh quyển.
Lời giải chi tiết:
Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.
Các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển bao gồm: lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển).
CH tr 186
CH1:
Quan sát hình 45.2, cho biết việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau do những yếu tố nào quyết định. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình 45.2 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau chủ yếu là do đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lí.
CH tr 1187
CH1:
Thảo luận nhóm, lấy ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học. |
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tế.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học:
- Khu sinh học đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, côn trùng, …
- Khu sinh học rừng lá kim phương bắc: tùng, bách, thông, thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu, …
- Khu sinh học rừng ôn đới: phong, sến đỏ, sồi, sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu.
- Khu sinh học đồng cỏ ôn đới: cỏ thấp, ngựa, sóc, sói, …
- Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới: dương xỉ, nấm, các loại cây gỗ, cây hòa thảo, khỉ, rùa, rắn, báo đốm, dơi, hổ, côn trùng, …
- Khu sinh học sa mạc và hoang mạc: xương rồng, cỏ lạc đà, ngải, lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng, …
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 188, 189, 190 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 191, 192, 193 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 180, 181, 182 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 43. Quần xã sinh vật trang 177, 178, 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
- Bài 42. Quần thể sinh vật trang 174, 175,176 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức