Khái niệm cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzyme>
Enzyme có bản chất là protein. Ngoài ra, trong cấu trúc của enzyme có thành phần không phải protein gọi là cofactor (ion kim loại, chất hữu cơ …). Quá trình tác động của enzyme tới cơ chất được chia thành 3 giai đoạn: (1) Enzyme kết hợp với cơ chất. (2) Enzyme xúc tác cho phản ứng. (3) Sản phẩm sau phản ứng tách ra khỏi enzyme.
CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME
Enzyme có cấu tạo như thế nào?
Enzyme có bản chất là protein.
Dựa vào cấu trúc, người ta chia enzyme thành 2 loại:
(1) Enzyme chỉ thành phần là protein;
(2) Enzyme có thành phần protein liên kết với cofactor (ion kim loại, chất hữu cơ …). Khi cofactor là chất hữu cơ thì gọi là coenzyme.
Về cấu hình không gian, mỗi enzyme có một vùng trung tâm hoạt động - vị trí liên kết đặc hiệu với cơ chất (chất chịu tác động của enzyme) theo nguyên tắc chìa khóa - ổ khóa.
Vì vậy, mỗi enzyme chỉ tác động lên một số chất có cấu hình không gian tương ứng nên chri xúc tác cho một nhóm phản ứng hóa học nhất định - tính đặc hiệu của enzyme.
Ví dụ: Enzyme saccharase có tác dụng phân giải đường đôi saccharose thành glucose và fructose.
Cơ chế tác động của enzyme tới cơ chất diễn ra như thế nào?
Quá trình tác động của enzyme tới cơ chất được chia thành 3 giai đoạn:
(1) Enzyme kết hợp với cơ chất.
(2) Enzyme xúc tác cho phản ứng.
(3) Sản phẩm sau phản ứng tách ra khỏi enzyme.
Sau khi xúc tác cho phản ứng, enzyme không bị biến đổi về cấu trúc mà có thể tiếp tục tham gia các phản ứng tiếp theo.
- Khái niệm các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme
- Khái niệm khái quát tổng hợp các chất trong tế bào
- Khái niệm quang tổng hợp
- Khái niệm hóa tổng hợp và quang khử
- Khái niệm phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào
>> Xem thêm