Lý thuyết phản ứng hóa học - Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức


Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác.

I. Biến đổi vật lý và biến đổi hóa học

- Biến đổi vật lý là quá trình chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác mà  không tạo thành chất mới. Ví dụ: quá trình hòa tan, đông đặc, …

- Biến đổi hóa học là quá trình biến đổi có sự tạo thành chất mới. Ví dụ: nung đá vôi, …

II. Phản ứng hóa học

1. Khái niệm

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác.

  • Chất ban đầu bị biến đổi là chất phản ứng (chất tham gia ).

  • Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.

  • Ví dụ: 

     Iron                   +       Sulfur         →            Iron (II) sulfur

chất tham gia          chất tham gia                   chất sản phẩm

2. Diễn biến trong phản ứng hóa học

  • Trong các phản ứng hóa học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, hình thành các liên kết mới tạo ra các phân tử mới.

3. Hiện tượng kèm theo các phản ứng hóa học

  • Phản ứng hóa học xảy ra khi có chất mới được tạo thành có tính chất mới khác với chất ban đầu.

  • Dấu hiệu nhận biết: thay đổi màu sắc, có chất khí, kết tủa,...

III. Năng lượng của phản ứng hóa học

1. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

  • Phản ứng tỏa nhiệt giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh. Ví dụ: Phản ứng đốt cháy đèn cồn.
  • Phản ứng thu nhiệt nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong quá trình phản ứng. Vì dụ: Phản ứng phân hủy copper(II) hydroxide.

2. Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt

  • Cung cấp năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất, vận hành động cơ, thiết bị, phương tiện giao thông….

    SƠ ĐỒ TƯ DUY

 

Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí