Lý thuyết Mô tả và biểu diễn dữ liệu Toán 9 Cùng khám phá>
1. Mô tả và biểu diễn dữ liệu bằng bảng Bảng thống kê (gọi tắt là bảng) giúp ta biểu diễn dữ liệu một cách gọn gàng và thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu. Nếu chỉ cần phân tích một đặc tính (còn gọi là tiêu chí) của dữ liệu, ta dùng bảng có hai dòng (hoặc hai cột), gọi là bảng đơn. Nếu cần phân tích nhiều đặc tính của dữ liệu, ta phải dùng những bảng nhiều hơn hai dòng và nhiều hơn hai cột, gọi là bảng hai chiều.
1. Mô tả và biểu diễn dữ liệu bằng bảng
Bảng thống kê (gọi tắt là bảng) giúp ta biểu diễn dữ liệu một cách gọn gàng và thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu. Nếu chỉ cần phân tích một đặc tính (còn gọi là tiêu chí) của dữ liệu, ta dùng bảng có hai dòng (hoặc hai cột), gọi là bảng đơn. Nếu cần phân tích nhiều đặc tính của dữ liệu, ta phải dùng những bảng nhiều hơn hai dòng và nhiều hơn hai cột, gọi là bảng hai chiều. |
2. Mô tả và biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ
Cùng một loại dữ liệu, có thể biểu diễn bằng những biểu đồ khác nhau (như biểu đồ tranh, biểu đồ cột, cột kép, biểu đồ hình quạt tròn, biểu đồ đoạn thẳng).
Mỗi loại biểu đồ có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó nên trong nhiều trường hợp, ta phải chuyển từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn kia. Để chuyển như vậy, ta cần lựa chọn dạng biểu diễn phù hợp với dữ liệu và mục đích phân tích dữ liệu:
• Biểu đồ tranh chỉ phù hợp với những dãy số liệu đơn giản, không quá lớn, được biểu diễn bằng các bảng đơn. • Đối với những dãy số liệu phức tạp hơn (chẳng hạn như có số thập phân hay số liệu lớn) thì biểu đồ cột thuận tiện cho việc so sánh các số liệu. • Nếu như cần so sánh từng cặp số liệu (thường được thống kê bằng một bảng hai chiều hoặc bằng hai bảng đơn) thì biểu đồ cột kép là phương tiện biểu diễn phù hợp. • Để biểu thị tỉ lệ số liệu về từng bộ phận so với số liệu về toàn thể thì ta dùng biểu đồ hình quạt tròn. • Nếu muốn biểu thị sự thay đổi số lượng của một đối tượng theo thời gian thì ta dùng biểu đồ đoạn thẳng. Với loại biểu đồ này, trong một số trường hợp, ta còn có thể đưa ra dự đoán sự thay đổi của số liệu trong tương lai gần. |
Ví dụ: Bảng thống kê số lượng thanh long bán được trong các tháng 6, 7, 8, 9 là:
Biểu đồ tranh biểu diễn các số liệu đó là:
Lưu ý:
Ngoài việc chọn dạng biểu diễn phù hợp, ta phải chú ý đến tính hợp lí của dữ liệu. Nhiều yếu tố cần được quan tâm, chẳng hạn như:
• Dữ liệu có đúng định dạng không? Có phù hợp với thực tế không? Có sai sót gì không? Biểu đồ có thể hiện chính xác dữ liệu không?
• Dữ liệu có đại diện được cho tổng thể những đối tượng mà ta quan tâm hay không?
• Kết luận đưa ra từ bảng hay biểu đồ có hợp lí hay không?
- Giải mục 1 trang 88, 89 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải mục 2 trang 90, 91, 92 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 10.1 trang 95 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 10.2 trang 95 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 10.3 trang 96 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố trong một số mô hình đơn giản Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số ghép nhóm, tần số tương đối ghép nhóm Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số tương đối Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố trong một số mô hình đơn giản Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số ghép nhóm, tần số tương đối ghép nhóm Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số tương đối Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số Toán 9 Cùng khám phá