Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh


1. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực:


Đề bài

Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh

Lời giải chi tiết

 1. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực: Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?

- Bài văn được kết cấu như thế nào?

- Hình thức kết cấu của bài văn có phù hợp với đối tượng không?

   Gợi ý:

- Đối tượng thuyết minh: Nhân vật lịch sử – Chu Văn An.

- Hình thức kết cấu: Bài văn có bố cục 3 phần. Phần 1 (từ Chu Văn An tên tự là… đến …Canh Tuất (1370)) giới thiệu tên tuổi, quê quán của Chu Văn An. Phần 2 (từ Chu Văn An từ hồi còn trẻ… cho đến Sau ông mất tại đó) giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn An. Phần 3 (từ Theo thư tịch  cũ… cho đến hết) giới thiệu về ảnh hưởng, vị trí lịch sử của Chu Văn An sau khi chết.

- Kết cấu của văn bản được sắp xếp theo trình tự thời gian. Đây cũng là hình thức kết cấu điển hình cho bài văn thuyết minh về một nhân vật lịch sử (hay nhà chính trị, nhà văn hoá, nhà văn,…).

2. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Ra-ma-ya-na:

- Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?

- Bài văn được kết cấu như thế nào?

   Gợi ý:

- Đối tượng thuyết minh: Tác phẩm văn học – sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na.

- Hình thức kết cấu: Văn bản có bố cục 3 phần. Phần 1 (từ đầu cho đến …gây xúc động cho người đọc) giới thiệu về lai lịch, quy mô của tác phẩm. Phần 2 (từ Truyện kể rằng… cho đến …là Vi-snu – Thần Bảo vệ của vũ trụ) giới thiệu tóm tắt nội dung truyện. Phần 3 (phần còn lại) giới thiệu về giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm. Bài văn này được kết cấu theo trình tự thời gian và trình tự lô gích.

3. Khi thuyết minh về một tác gia văn học, có thể tổ chức bài văn theo hình thức kết cấu nào?

   Gợi ý: Có thể tổ chức bài văn theo bố cục 3 phần với hình thức kết cấu sau:

Mở bài: Giới thiệu tác gia văn học và nêu nhận định chung về vị trí, thành tựu văn học của tác gia đó.

Thân bài:

+ Giới thiệu sơ lược về tiểu sử (năm sinh, quê quán, gia đình, những dấu mốc nổi bật trong cuộc đời,…);

+ Giới thiệu sự nghiệp sáng tác (các tác phẩm chính, đánh giá khái quát,…);

+ Giới thiệu vị trí, ảnh hưởng, những đóng góp chủ yếu của tác gia đối với văn hoá, văn học dân tộc.

Kết bài: Khẳng định về đóng góp, vị trí của tác gia trong lịch sử văn học.

4. Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, có thể tổ chức bài văn theo hình thức kết cấu như thế nào?

   Gợi ý:

   Có thể tổ chức bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học theo hình thức kết cấu như sau:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả, xuất xứ,…).

Thân bài:

+ Giới thiệu về vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp văn học của nhà văn (nhà thơ);

+ Giới thiệu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm;

Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 3 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí