Lí thuyết quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Lịch sử 7 cánh diều


Lí thuyết quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

BÀI 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. 

Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc phương Bắc khác tràn xuống xâm nhập La Mã.

Năm 476, Đế quốc La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc mới được thành lập: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,…

Thế kỉ VIII, xã hội phong kiến Tây Âu hình thành:

- Tầng lớp quý tộc quân sự, tăng lữ trở nên giàu có. => Lãnh chúa

- Nô lệ được giải phóng và nông dân mất ruộng => nông nô

2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến ở Tây Âu. 

Đặc điểm của lãnh địa:

- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. 

- Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một vị vua.

- Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô chủ yếu mua muối và sắt ít có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài. 

- Cư dân trong lãnh địa chủ yếu gồm ia đình lãnh chúa và nông nô. 

Quan hệ xã hội chính trong lãnh địa là quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô. Cụ thể:

- Lãnh chúa không phải lao động, họ luyện cung kiếm, cưỡi ngựa, hội hè, tiệc tùng…

- Nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và nộp tô thuế. 

3. Thành thị Tây Âu thời trung đại

- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. 

- Thợ thủ công và thương nhân mở xưởng, cửa hàng, hình thành các thị trấn, thị tứ rồi phát triển thành thành thị. 

- Vai trò của thành thị:

+ Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện chi kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. 

+ Tạo tiền đề cho sự hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu: Bô-lô-nha, O-xphớt, Xoóc-bon…

4. Sự ra đời của Thiên chúa giáo

- Thời gian sáng lập: Thế kỉ I tại Giu-đê

- Hình thành: kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái. 

- Vào thời trung đại, Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến.

- Giáo hội Thiên Chúa giáo có ảnh hưởng rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Âu.


Bình chọn:
4.3 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.