Bài 4. Phong trào cải cách tôn giáo Lịch sử và địa lí 7 Cánh Diều>
Hãy nêu và giải thích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin trong sơ đồ 4, hãy nêu và giải thích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong sơ đồ 4
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo:
- Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa,khoa học.
- Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
=> Giai cấp tư sản đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát các hình 4.1, 4.2, hãy nêu nội dung và tác động của cuộc Cải cách tôn giáo.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 và quan sát các hình 4.1, 4.2.
Lời giải chi tiết:
* Nội dung cuộc Cải cách tôn giáo:
- Dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các lễ nghi phiền toái.
- Phê phán chính sách bóc lột nông dân của Tòa thánh (Mác-tin Lu-thơ)
- Bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng ( Giăng Can-vanh)
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến.
* Tác động của cuộc Cải cách tôn giáo:
- Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
- Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo.
- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc chiến tranh nông dân Đức)
Luyện tập
Lập bảng thống kê thể hiện nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo theo nội dung sau:
Nguyên nhân |
Nội dung |
Tác động |
|
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 1,2 SGK
B2: Chọn những ý chính liên quan đến nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân |
Nội dung |
Tác động |
- Giáo hội Thiên chúa giáo ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa,khoa học. - Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên. => Giai cấp tư sản đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo. |
- Dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các lễ nghi phiền toái. - Phê phán chính sách bóc lột nông dân của Tòa thánh (Mác-tin Lu-thơ) - Bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng ( Giăng Can-vanh) - Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến. |
- Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học. - Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo. - Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc chiến tranh nông dân Đức) |
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về Mác-tin Lu-thơ, Giăng Can-vanh để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp.
Phương pháp giải:
B1 Sưu tầm thông qua sách báo internet
B2: Chọn lọc những ý chính: Tên, năm sinh, nghề nghiệp, tư tưởng cải cách
Lời giải chi tiết:
Tư liệu, hình ảnh về Mác-tin Lu-thơ:
- Bài 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
- Bài 3. Phong trào văn hóa Phục hưng SGK Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều
- Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
- Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu SGK Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - CD
- Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi - CD
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi
- Lý thuyết bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á
- Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - CD
- Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi - CD
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi
- Lý thuyết bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á