Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục


Tính chất truyền kì hoang đường, tính nhân đạo là giá trị đặc sắc của Truyền kì mạn lục. Nó xứng đáng được ngợi ca là thiên cổ kì bút, là áng văn hay của bậc đại gia.

Nguyền Dữ sống trong thế kỉ XVI. không rõ năm sinh và năm mất. Quê ông là làng Đồ Từng, huyện Gia Phúc, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thân sinh ông là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Ông là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm: là hạn đổng học của Phùng Khắc Khoan.

Nguyễn Dữ là tác giá cuốn “Truyền kì mạn lục" bằng chữ Hán theo lối biến ngẫu xen những bài thơ: cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Nhà sử học Phan Huy Chú cho biết là "Truyền kì mạn lục" có 22 truyện, nhưng hiện nay chỉ còn lại 20 truyện:

1. Câu chuyện ở đền Hạng Vương.

2. Người nghĩa phụ ở Khoai Châu.

3. Chuyện cây gạo.

4. Chuyện gã Trà đồng giáng sinh.

5. Chuyện kì ngộ ở trại Tây.

6. Chuyện đối tụng ở Long Cung.

7. Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.

8. Chuyện chức Phán sự ở Đền Tản Viên

9. Từ Thức lấy vợ tiên.

10. Phạm Tứ Hư lên chơi Thiên tào.

11. Chuyện yêu quái ở Xương Giang.

 

12. Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na.

13. Ngôi chùa hoang ở Đông Triều.

14. Nàng Túy Tiêu.

15. Bữa tiệc đêm ở Đà Giang.

16. Người thiếu phụ Nam Xương.

17. Lý tướng quân.

18. Chuyện Lệ Nương.

19. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.

20. Tướng Dạ Xoa.

Tính chất truyền kì hoang đường, tính nhân đạo là giá trị đặc sắc của '”Truyền kì mạn lục". Nó xứng đáng được ngợi ca là “thiên cổ kì bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia".


Bình chọn:
4.3 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí