Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức>
Phối tử trong phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là
28.1
Phối tử trong phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là
A. Cl và C B. Pt và Fe C. Cl– và CO D. Cl và CO
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất gồm nguyên tử trung tâm và phức chất.
Lời giải chi tiết:
Phối tử trong phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là Cl– và CO
Đáp án C
28.2
Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là
A. 4 và 5. B. 5 và 6. C. 5 và 2. D. 1 và 2.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất gồm nguyên tử trung tâm và phức chất.
Lời giải chi tiết:
Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là 4 và 5
Đáp án A
28.3
Nguyên tử trung tâm của các phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là
A. Pt4+ và Fe2+. B. Pt2+ và Fe2+. C. Cl và CO. D. Pt2+ và Fe.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất gồm nguyên tử trung tâm và phức chất.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử trung tâm của các phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là Pt2+ và Fe.
Đáp án D
28.4
Điện tích của phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là
A. +2 và +5. B. +2 và 0. C. -1 và 0. D. -2 và 0.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất gồm nguyên tử trung tâm và phức chất.
Lời giải chi tiết:
Điện tích của phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là -2 và 0
Đáp án D
28.5
Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là
A. [ML2] và [ML4]. B. [ML4] và [ML6]. C. [ML6] và [ML2]. D. [ML6] và [ML4].
Phương pháp giải:
Dạng tứ diện có số phối trí 4; dạng bát diện có số phối trí 6.
Lời giải chi tiết:
Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là: [ML4] và [ML6].
Đáp án B
28.6
Cho phát biểu đúng nhất về dạng hình học có thể có của phức chất có dạng tổng quát [ML4]
A. Tứ diện. B. Bát diện.
C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình dạng của phức chất.
Lời giải chi tiết:
[ML4] có số phối trí là 4 có thể ở dạng tứ diện hoặc vuông phẳng.
Đáp án D
28.7
Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có dạng hình học là
A. Vuông phẳng. B. Tứ diện. C. Bát diện. D. Đường thẳng.
Phương pháp giải:
Dựa vào dạng hình học ở phức chất.
Lời giải chi tiết:
Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có số phối trí là 6 nên có dạng hình học bát diện.
Đáp án C
28.8
Chọn đáp án đúng nhất sau về liên kết trong phức chất [PtCl4]2-
A. Là liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự cho cặp electron chưa liên kết từ phối tử Cl– vào nguyên tử trung tâm Pt2+ .
B. Là liên kết cộng hóa trị được hình thàn do sự cho cặp electron chưa liên kết từ nguyên tử trung tâm Pt2+ vào phối tử Cl–.
C. Là liên kết tĩnh điện giữa nguyên tử trung tâm Pt2+ và phối tử Cl–.
D. Là liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự ghép đôi cặp electron của phối tử Cl– và nguyên tử trung tâm Pt2+ .
Phương pháp giải:
Dựa vào dạng hình học của phức chất.
Lời giải chi tiết:
[PtCl4]2-chứa liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự cho cặp electron chưa liên kết từ phối tử Cl– vào nguyên tử trung tâm Pt2+ .
Đáp án A
28.9
Điện tích của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(NH3)6]3+ và [FeF6]3- lần lượt là
A. +3 và +3 B. +3 và +2. C. +6 và -6. D. +3 và -3.
Phương pháp giải:
Dựa vào điện tích của phức chất.
Lời giải chi tiết:
Điện tích của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(NH3)6]3+ và [FeF6]3- lần lượt là +3 và -3.
Đáp án D
28.10
Dạng hình học có thể có của phức chất [FeF6]3- là
A. Tứ diện. B. Bát diện.
C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng.
Phương pháp giải:
Dựa vào dạng hình học của phức chất.
Lời giải chi tiết:
[FeF6]3- có số phối trí bằng 6 nên có dạng bát diện.
Đáp án B
28.11
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu sau
Xét phức chất [CoCl2(NH3)4]+
a. Nguyên tử trung tâm trong phức chất là CO2+.
b. Các phối tử có trong phức chất là Cl– và NH3 .
c. Số lượng phối tử trong phức chất là 6.
d. Điện tích của phức chất là +3.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
a. Sai, nguyên tử trung tâm trong phức chất là Co3+ vì:
gọi số oxi hóa của Co là x, ta có: x + (-1).2 +0.4 = +1 → x = +3
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai vì điện tích của phức chất là +1.
28.12
Xét phức chất [ZnCl4]2+
a. Số lượng phối tử trong phức chất là 2.
b. Liên kết trong phức chất được hình thành là do phối tử Cl– cho cặp electron chưa liên kết vào nguyên tử trung tâm Zn2 .
c. Điện tích của phức chất là +3.
d. Phức chất có thể có dạng hình học bát diện.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
a. Sai vì số lượng phối tử trong phức chất là 4.
b. Đúng.
c. Sai vì điện tích của phức chất là +2.
d. Sai vì phức chất có thể có dạng hình học tứ diện hặc vuông phẳng do số phối trí bằng 4.
28.13
Xét phức chất [Ni(NH3)6]2+
a. Phức chất có thể có dạng hình học tứ diện hoặc vuông phẳng.
b. Liên kết trong phức chất được hình thành là do phối tử NH3 cho cặp eletron chưa liên kết vào nguyên tử trung tâm Ni+.
c. Nguyên tử trung tâm trong phức là Ni2+.
d. Điện tích của phức chất là +2.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
a. Sai vì có 6 phối tử.
b. Sai vì nguyên tử trung tâm không phải Ni+ mà là Ni2+. Gọi số oxi hóa của Ni là x ta có: x + 0.6 = 2+ → x= +1
c. Đúng.
d. Đúng.
28.14
Số lượng phối tử trong phức chất [PtCl4(NH3) 2]2- là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
Số lượng phối tử trong phức chất [PtCl4(NH3) 2]2- là 6 vì có 4 phối tử Cl- và 2 phối tử NH3.
28.15
Hãy cho biết điện tích của phức chất [PtCl4(NH3) 2]2-.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
Điện tích của phức chất [PtCl4(NH3) 2]2- là -2.
28.16
Phức chất [MAxBy] có dạng hình học vuông phẳng. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x và y là số phối tử của A và B. Giá trị của x+y là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
Vì phức chất [MAxBy] có dạng hình học vuông phẳng nên tổng số phối trí là 4 nên x + y = 4.
28.17
Phức chất [MAxB2] có dạng hình học tứ diện. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x là số phối tử của A. Giá trị của x là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
Phức chất [MAxB2] có dạng hình học tứ diện nên số phối trí là 4 nên tổng số phối tử trong phức là 4
Vậy x + 2 = 4 → x = 2
28.18
Phức chất [MAxB2] có dạng hình học bát diện. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x là số phối tử của A. Giá trị của x là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
Phức chất [MAxB2] có dạng hình học bát diện nên số phối trí là 6. Vậy tổng số phối tử là: x + 2 = 6 → x = 4
28.19
Hãy chọn ý đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở câu sau.
Trong dung dịch Fe3+tạo phức chất aqua có dạng hình học bát diện.
a. Công thức hóa học của phức chất là [Fe(H2O)6]2+.
b. Phức chất có điện tích là +2.
c. Số lượng phối tử trong phức chất là 6.
d. Liên kết trong phức chất được hình thành là do phối tử H2O cho cặp electron chưa liên kết vào nguyên tử trung tâm Fe3+.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của phức chất.
Lời giải chi tiết:
a. Sai vì công thức hóa học của phức chất là [Fe(H2O)6]3+.
b. Sai vì điện tích của phức chất là +3.
c. Đúng.
d. Đúng.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức