Bài 11. Ôn tập chương 3 trang 35, 36, 37 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức>
Nhóm chức nào sau đây là đặc trưng cho amine?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
11.1
Nhóm chức nào sau đây là đặc trưng cho amine?
A. – OH B. – COOH C. – NH2 D. – CHO
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm amine.
Lời giải chi tiết:
Amine là hợp chất chứa nhóm – NH2.
Đáp án C
11.2
Chất nào sau đây là aryl amine?
A. C6H5 – NH2 B. C2H5 – NH2
C. C6H5 – CH2 – CH2 – CH3 D. (CH3)3N.
Phương pháp giải:
Aryl amine chứa vòng benzene liên kết trực tiếp với nhóm amine.
Lời giải chi tiết:
C6H5 – NH2 thuộc aryl amine.
Đáp án A
11.3
Methyl amine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch CuSO4 D. HNO2 trong HCl
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
Lời giải chi tiết:
Methyl amine không phản ứng với dung dịch NaOH.
Đáp án A
11.4
Amino acid chứa nhóm chức nào sau đây?
A. Chỉ có nhóm amine.
B. Chỉ có nhóm carboxyl.
C. Cả nhóm amine và nhóm carboxyl.
D. Cả nhóm amine và nhóm hydroxyl.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của amino acid.
Lời giải chi tiết:
Amino acid chứa cả nhóm amine và nhóm carboxyl.
Đáp án C
11.5
Dạng tồn tại chính của amino acid là dạng nào sau đây?
A. Phân tử trung hòa B. Ion lưỡng cực
C. Cation D. Anion.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất điện di của amino acid.
Lời giải chi tiết:
Amino acid tồn tại dạng chủ yếu ion lưỡng cực.
Đáp án B
11.6
Phản ứng nào sau đây không phải là tính chất hóa học của amino acid?
A. Phản ứng với acid B. Phản ứng với kiềm.
C. Phản ứng tạo ether D. Phản ứng trùng ngưng.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.
Lời giải chi tiết:
Amino acid không phản ứng tạo ether.
Đáp án C
11.7
Nhóm peptide có cấu tạo là
A. – CO – O – B. – CO – NH –
C. – CO – NH2 D. – CO –
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của liên kết peptide.
Lời giải chi tiết:
Nhóm peptide có cấu tạo là: - CO – NH –.
Đáp án B
11.8
Trong cơ thể, enzyme có chức năng nào sau đây?
A. Cấu trúc tế bào B. Chất điện giải
C. Chất dự trữ năng lượng. D. Xúc tác sinh học
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của enzyme.
Lời giải chi tiết:
Trong cơ thể, enzyme có chức năng làm xúc tác sinh học.
Đáp án D
11.9
Phản ứng của amine với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu
A. vàng nhạt B. đỏ nâu.
C. xanh lam. D. không màu.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng của amine với Cu(OH)2 tạo sản phẩm xanh lam.
Đáp án C
11.10
Tại sao amino acid có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực trong môi trường nước?
A. Do có tính chất anion của nhóm carboxyl.
B. Do có khả năng hình thành liên kết hydrogen.
C. Do khả năng chuyển dịch proton giữa nhóm amine và nhóm carboxyl.
D. Do tính chất lưỡng tính của nhóm amine.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của amino acid.
Lời giải chi tiết:
Do khả năng chuyển dịch proton giữa nhóm amine và nhóm carboxyl nên amino acid có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực trong môi trường nước.
Đáp án C
11.11
Nhóm – NH2 của amine thể hiện tính chất hóa học nào sau đây?
A. Tính acid do có thể nhận proton.
B. Tính base do có thể nhận proton.
C. Tính oxi hóa do có thể nhường electron.
D. Tính khử do có thể nhường proton.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
Lời giải chi tiết:
Nhóm – NH2 có tính base do có thể nhận proton.
Đáp án B
11.12
Trong phản ứng với nước bromine, aniline thể hiện phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng cộng halogen vào nhóm – NH2.
B. Phản ứng thế hydrogen của nhóm – NH2.
C. Phản ứng cộng hợp halogen vào vòng benzene.
D. Phản ứng thế hydrogen trên vòng benzene.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của aniline.
Lời giải chi tiết:
Aniline phản ứng thế hydrogen trên vòng benzene.
Đáp án D
11.13
Nhận định nào sau đây không đúng khi so sánh peptide với protein?
A. Peptide thường có khối lượng mol phân tử thấp hơn protein.
B. Protein thường chứa nhiều chuỗi polypeptide.
C. Peptide không có cấu trúc phân tử phức tạp như protein.
D. Peptide và protein đều không thể thực hiện các chức năng sinh học.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của peptide và protein.
Lời giải chi tiết:
Peptide và protein có thể thực hiện các chức năng sinh học.
Đáp án D
11.14
Trong phản ứng của amine với Cu(OH)2, sản phẩm có màu xanh đặc trưng là do
A. sự hình thành phức giữa ion Cu2+ và nhóm – NH2.
B. sự oxi hóa của ion Cu2+ khi tiếp xúc với amine.
C. phản ứng giữa ion hydroxide và nhóm – NH2.
D. sự giải phóng khí hydrogen khi amine phản ứng với ion Cu2+.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
Lời giải chi tiết:
Trong phản ứng của amine với Cu(OH)2, sản phẩm có màu xanh đặc trưng là do sự hình thành phức giữa ion Cu2+ và nhóm – NH2.
Đáp án A
11.15
Trong phản ứng màu biuret, peptide và protein tạo ra sản phẩm màu tím là do
A. sự kết tủa của ion đồng.
B. sự tạo thành liên kết hydrogen.
C. sự hình thành phức chất giữa ion đồng và nhóm peptide liên kết.
D. sự phản ứng của ion đồng với nhóm – NH2.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của peptide và protein.
Lời giải chi tiết:
Trong phản ứng màu biuret, peptide và protein tạo sản phẩm màu tím là do sự hình thành phức chất giữa ion đồng và nhóm peptide liên kết.
Đáp án C
11.16
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 11.16 - 11.18
a) Tất cả amine đều là dẫn xuất của ammonia.
b) Phản ứng của amine với HCl tạo ra muối ammonium chloride.
c) Peptide là chuỗi liên kết của nhiều amino acid thông qua liên kết peptide.
d) Tất cả enzyme đều là protein.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine và amino acid.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) sai, vì enzyme maltase không phải là protein.
11.17
a) Amino acid không phản ứng với carboxylic acid.
b) Tất cả amine đều phản ứng được với Cu(OH)2 để tạo phức màu xanh.
c) Tất cả các amino acid thiên nhiên đều có ít nhất một nhóm amino và một nhóm carboxyl.
d) Protein tham gia vào tất cả các quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.
Lời giải chi tiết:
a) sai, amino acid có phản ứng với carboxylic acid tạo ester
b) sai, các amino bậc 3 không phản ứng với Cu(OH)2 để tạo phức màu xanh.
c) đúng
d) đúng
11.18
a) Protein không thể đóng vai trò như một xúc tác trong các phản ứng hóa học.
b) Peptide và protein có cùng cấu tạo hóa học cơ bản.
c) Tất cả peptide đều có khả năng tạo phức màu tím trong phản ứng màu biuret.
d) Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một phản ứng hoặc một số phản ứng nhất định.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của protein và enzyme.
Lời giải chi tiết:
a) sai, protein có thể đóng vai trò như một xúc tác trong các phản ứng hóa học.
b) sai, protein là một chuỗi polypeptide.
c) sai, từ dipeptide trở lên có phản ứng màu biuret.
d) đúng.
11.19
Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng chuyển hóa từ benzene (C6H6) thành nitrobenzene (C6H5NO2).
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng điều chế nitrobenzene.
Lời giải chi tiết:
11.20
Tại sao dung dịch aniline gần như không làm đổi màu quỳ tím?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của aniline.
Lời giải chi tiết:
Vì vòng benzene có khả năng hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử nitrogen và nguyên tử nitrogen này khó nhường cặp electron, nên aniline gần như không làm đổi màu quỳ tím.
11.21
Cho các dung dịch sau: (1) glycine; (2) lysine và (3) glutamic acid. Các dung dịch trên làm đổi màu quỳ tím như thế nào? Giải thích.
Phương pháp giải:
Cho các dung dịch sau: (1) glycine; (2) lysine và (3) glutamic acid. Các dung dịch trên làm đổi màu quỳ tím như thế nào? Giải thích.
Lời giải chi tiết:
(1) glycine có một nhóm amine (- NH2) và một nhóm carboxyl ( - COOH), môi trường gần trung tính nên không làm đổi màu quỳ tím.
(2) Lysine có hai nhóm – NH2 và một nhóm – COOH phản ứng với nước tạo môi trường kiềm nên làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh.
(3) Glutamic acid có một nhóm – NH2 và hai nhóm – COOH, phản ứng với nước tạo môi trường acid nên làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức