Bài 12. Đại cương về polymer trang 39, 40, 41 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức>
Chất nào dưới đây thuộc loại polymer?
12.1
Chất nào dưới đây thuộc loại polymer?
A. Glucose B. Fructose C. Saccharose D. Cellulose
Phương pháp giải:
Dựa vào nguồn gốc polymer.
Lời giải chi tiết:
Cellulose thuộc loại polymer.
Đáp án D
12.2
Tính chất vật lí chung của polymer là
A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước.
B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước.
C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước.
D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí chung của polymer.
Lời giải chi tiết:
Polymer là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.
Đáp án D
12.3
Polyethylene là sản phẩm của phản ứng trùng hợp của chất nào dưới đây?
A. CH2 = CH – Cl B. CH2 = CH2
C. CH2 = CH – C6H5 D. CH2 = CH – CH3.
Phương pháp giải:
Dựa vào monomer điều chế polymer.
Lời giải chi tiết:
Polyethylene là sản phẩm của phản ứng trùng hợp của CH2 = CH2.
Đáp án B
12.4
Chất có thể trùng hợp tạo ra polymer là
A. C2H5OH B. CH3COOH
C. CH3CH3 D. CH2 = CHCH3.
Phương pháp giải:
Các chất có liên kết bội ở mạch carbon có phản ứng trùng hợp tạo ra polymer.
Lời giải chi tiết:
CH2 = CHCH3 có thể trùng hợp tạo ra polymer.
Đáp án D
12.5
Polymer nào dưới đây có chứa nguyên tố chlorine?
A. PE B. PP C. PVC D. PS.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của các polymer.
Lời giải chi tiết:
PVC (poly vinyl chloride) có chứa nguyên tố chlorine.
Đáp án C
12.6
Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?
A. Tinh bột B. Tơ tằm
C. Polyethylene D. Cao su thiên nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại polymer.
Lời giải chi tiết:
Polymer tổng hợp là polyethylene.
Đáp án C
12.7
Quá trình lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng
A. cắt mạch polymer B. tăng mạch polymer
C. giữ nguyên mạch polymer D. phân hủy polymer.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của polymer.
Lời giải chi tiết:
Quá trình lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer.
Đáp án B
12.8
Chất nào dưới đây không phải là polymer?
A. Lipid B. Tinh bột.
C. Cellulose D. Protein.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của polymer.
Lời giải chi tiết:
Lipid không thuộc polymer.
Đáp án A
12.9
Poly(methyl methacrylate) (PMMA) cho ánh sáng truyền qua trên 90% nên được sử dụng làm thủy tinh hữu cơ. Thực hiện phản ứng trùng hợp monomer nào sau đây thu được PMMA?
A. CH2 = C(CH3)COOCH3 B. CH2=CHCOOCH3
C. CH2=CHC6H5 D. CH2=CHCl.
Phương pháp giải:
Dựa vào tên gọi của polymer.
Lời giải chi tiết:
PMMA được điều chế từ methyl methacrylate: CH2 = CHCOOCH3.
Đáp án B
12.10
Polymer nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố carbon và hydrogen?
A. Poly(methyl methacrylate)
B. Poly(vinyl chloride)
C. Poly(phenol formaldehyde)
D. Polystyrene.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của polymer.
Lời giải chi tiết:
Polystyrene chỉ chứa hai nguyên tố carbon và hydrogen do được điều chế từ monomer styrene: C8H8
Đáp án D
12.11
a) Monomer là các phân tử nhỏ có khả năng kết hợp với nhau tạo nên polymer.
b) Polymer là những chất có khối lượng phân tử nhỏ.
c) Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi và không tan trong nước.
d) Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo và tính chất vật lí của polymer.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, polymer là những chất có khối lượng phân tử lớn.
c) đúng
d) đúng
12.12
Một mẫu polystyrene (PS) được dùng làm hộp xốp bảo quản thực phẩm có chứa hỗn hợp nhiều đoạn mạch PS có số mắt xích khác nhau và có phân tử khối trung bình là 264 160. Tính số mắt xích trung bình của mẫu PS đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào monomer tạo thành và phân tử khối trung bình của PS.
Lời giải chi tiết:
Monomer tạo thành PS có công thức phân tử là C8H8
Số mắt xích trung bình của mẫu PS là: \(\frac{{264160}}{{104}} = 2540\)
12.13
Các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,…có thể chuyển hóa cellulose trong thức ăn thành glucose bằng enzyme cellulase để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phản ứng chuyển hóa cellulose thành glucose thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Cắt mạch polymer.
B. Giữ nguyên mạch polymer
C. Tăng mạch polymer
D. Trùng ngưng.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của polymer.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng chuyển hóa cellulose thành glucose thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer.
Đáp án A
12.14
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở câu sau
Polymer X có thể chịu được nhiệt độ lên tới 160oC nên được dùng làm ống dẫn nước nóng, hộp đựng thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng,…Các vật dụng làm từ X thường được in kí hiệu như hình bên
a) X được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp pent – 1 – ene.
b) Hộp nhựa làm từ X có thể đựng nước sôi mà không bị biến dạng.
c) X thuộc loại polymer nhiệt dẻo.
d) Nhựa làm từ X thuộc loại nhựa có thể tái chế
Phương pháp giải:
Dựa vào cách sử dụng và bảo quản polymer.
Lời giải chi tiết:
a) sai, polymer được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp propene.
b) đúng
c) đúng
c) đúng.
12.15
Sợi Kevlar có độ bền lớn nên được sử dụng làm sợi gia cường trong lốp xe đua, vật liệu composite, vải thuyền buồm, áo giáp chống đạn,…Kevlar có công thức cấu tạo như hình sau đây.
Viết phương trình hóa học tổng hợp Kevlar từ các monomer tương ứng. Phản ứng đó thuộc loại phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của sợi kevlear.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng này thuộc loại phản ứng trùng ngưng.
12.16
Poly(vinyl alcohol) (viết tắt là PVA) được dùng làm chất keo dính, sợi vinylon, vật liệu ứng dụng trong y tế,… Polyvinyl acetate (viết tắt là PVAc) được sử dụng phổ biến làm keo dán gỗ, keo dán giấy,…PVAc và PVA được tổng hợp theo sơ đồ sau đây:
a) Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa trên.
b) PVA là một polymer có khả năng hòa tan được trong nước. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của polymer.
Lời giải chi tiết:
a) Phương trình hóa học:
\(HC \equiv CH + C{H_3}COOH \to {H_2}C = CHCOOC{H_3}\)
b) Do PVA có chứa các nhóm chức alcohol, có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước nên tan được trong nước.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức