Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 36 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2>
Được biết rệp rất sợ những thực vật có mùi như tỏi, nên trong vườn rau người ta đã trồng xen 2 luống tỏi rồi đến 3 luống xà lách....
Câu 10
Được biết rệp rất sợ những thực vật có mùi như tỏi, nên trong vườn rau người ta đã trồng xen 2 luống tỏi rồi đến 3 luống xà lách. Trong vườn có tất cả 15 luống xà lách và tỏi. Hỏi vườn rau có bao nhiêu luống rau mỗi loại?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm tỉ số giữa luống tỏi và luống xà lách.
Bước 2: Tìm số luống rau mỗi loại theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Lời giải chi tiết:
Ta có: Người ta trồng xen 2 luống tỏi rồi đến 3 luống xà lách nên tỉ số giữa luống tỏi và luống xà lách là $\frac{2}{3}$.
Ta có sơ đồ như sau:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số luống tỏi là:
15 : 5 x 2 = 6 (luống)
Số luống xà lách là:
15 – 6 = 9 (luống)
Đáp số: 6 luống tỏi; 9 luống xà lách
Trả lời: Có 6 luống tỏi và 9 luống xà lách.
Câu 11
Bánh nếp là một món bánh truyền thống ở một số vùng quê miền Bắc.
Để chuẩn bị bánh cho 4 người ăn cần tổng khối lượng nguyên liệu gồm đậu xanh và gạo tối đa là 800g. Biết tỉ số giữa đậu xanh, gạo là 2 : 5.
a) Tính lượng gạo, đậu xanh cần chuẩn bị cho phù hợp.
b) Biết lượng đậu xanh gấp đôi lượng thịt. Tính khối lượng thịt cần để làm bánh.
Phương pháp giải:
a) Tính được lượng gạo, lượng đậu xanh cần chuẩn bị dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
b) Khối lượng thịt cần để làm bánh = khối lượng đậu xanh : 2.
Lời giải chi tiết:
a) Vì tổng khối lượng nguyên liệu gồm đậu xanh và gạo tối đa là 800g, nên ước lượng gạo và đậu xanh cần chuẩn bị khoảng 700g.
Tỉ số giữa đậu xanh, gạo là 2 : 5, nên ta có sơ đồ như sau:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Lượng đậu xanh cần chuẩn bị là:
700 : 7 x 2 = 200 (g)
Lượng gạo cần chuẩn bị là:
700 – 200 = 500 (g)
b) Vì lượng đậu xanh gấp đôi lượng thịt , nên khối lượng thịt cần chuẩn bị là:
200 : 2 = 100 (g)
Đáp số: a) Đậu xanh: 200g, gạo: 500g
b) Thịt: 100g
Câu 12
Một bác nông dân nuôi một đàn gà. Biết đàn gà của bác có trên 195 con và dưới 200 con và tỉ số giữa gà trống và gà mái là 1 : 5. Tính số gà trống, gà mái trong đàn gà.
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm tổng số gà mà bác nông dân có.
Bước 2: Tìm số gà trống, gà mái theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Lời giải chi tiết:
Ta có tỉ số giữa gà trống và gà mái là 1 : 5 nên tổng số gà mà bác nông dân nuôi phải chia hết cho 6.
Mà đàn gà của bác có trên 195 con và dưới 200.
Vậy tổng số gà mà bác nông dân nuôi là 198 con.
Ta có sơ đồ sau:
Số gà trống mà bác nông dân nuôi là:
198 : 6 x 1 = 33 (con)
Số gà mái bác nông dân nuôi là:
198 – 33 = 165 (con)
Đáp số: 33 con gà trống, 165 con gà mái.
Câu 13
Hình bên cho biết số tiền để mua đồ ăn cho hội trại ẩm thực.
Em hãy tính số tiền dự định chuẩn bị cho các món: bánh gối, bánh bao, sữa ngô, sữa chua uống.
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm số tiền mua đồ ăn và đồ tráng miệng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
Bước 2: Tìm số tiền mua bánh gối và bánh bao theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số
Bước 3: Tìm số tiền để mua sữa ngô, sữa chua uống
Lời giải chi tiết:
+) Tỉ số giữa tiền đồ ăn và tiền đồ tráng miệng là 2 : 3 nên ta có sơ đồ sau:
Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số tiền để chuẩn bị đồ ăn là:
900 000 : 5 x 2 = 360 000 (đồng)
Số tiền để chuẩn bị đồ tráng miệng là:
900 000 – 360 000 = 540 000 (đồng)
+) Tỉ số giữa bánh gối và bánh bao là 5 : 4 nên ta có sơ đồ sau:
Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là:
5 + 4 = 9 (phần)
Số tiền để chuẩn bị món bánh gối là:
360 000 : 9 x 5 = 200 000 (đồng)
Số tiền để chuẩn bị món bánh bao là:
360 000 – 200 000 = 160 000 (đồng)
+) Tỉ số giữa sữa ngô và sữa chua uống là 4 : 5 nên ta có sơ đồ sau:
Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là:
4 + 5 = 9 (phần)
Số tiền để chuẩn bị món sữa ngô là:
540 000 : 9 x 4 = 240 000 (đồng)
Số tiền để chuẩn bị món sữa chua uống là;
540 000 – 240 000 = 300 000 (đồng)
Đáp số: bánh gối: 200 000 đồng; bánh bao 160 000 đồng
sữa ngô: 240 000 đồng; sữa chua uống: 300 000 đồng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 62 Bài tập phát triển năng lực toán 4 tập 2
- Giải phần B. Kết nối trang 61 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
- Giải phần A. Tái hiện, củng cố trang 59 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
- Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 57 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
- Giải phần B. Kết nối trang 56 - Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
- Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 62 Bài tập phát triển năng lực toán 4 tập 2
- Giải phần B. Kết nối trang 61 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
- Giải phần A. Tái hiện, củng cố trang 59 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
- Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 57 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
- Giải phần B. Kết nối trang 56 - Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2