Giải mục 1 trang 2, 3, 4 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá>
Cho hai số thực a và b. a. Nếu \(a = 0\) hoặc \(b = 0\) thì tích \(ab\) bằng bao nhiêu? b. Nếu \(ab = 0\) thì \(a\) và \(b\) có cùng khác 0 được không?
HĐ1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 2 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Cho hai số thực a và b.
a. Nếu \(a = 0\) hoặc \(b = 0\) thì tích \(ab\) bằng bao nhiêu?
b. Nếu \(ab = 0\) thì \(a\) và \(b\) có cùng khác 0 được không?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của một tích để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Nếu \(a = 0\), \(0.b = 0\).
Nếu \(b = 0\), \(a.0 = 0\).
Vậy nếu \(a = 0\) hoặc \(b = 0\) thì tích \(ab = 0\).
b. Nếu \(ab = 0\) thì a và b không thể cùng khác 0.
LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 3 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Giải các phương trình sau:
a. \(\left( {12 - 4x} \right)\left( {5x + 6} \right) = 0\);
b. \(\left( {4x + 1} \right)_{}^2 - \left( {2x - 3} \right)_{}^2 = 0\).
Phương pháp giải:
+ Đưa phương trình về phương trình tích;
+ Giải các phương trình có trong tích;
+ Kết luận nghiệm cảu phương trình.
Lời giải chi tiết:
a. \(\left( {12 - 4x} \right)\left( {5x + 6} \right) = 0\)
Phương trình \(12 - 4x = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = 3\).
Phương trình \(5x + 6 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = - \frac{6}{5}\).
Vậy phương trình \(\left( {12 - 4x} \right)\left( {5x + 6} \right) = 0\) có hai nghiệm \(x = 3\) và \(x = - \frac{6}{5}\).
b. \(\left( {4x + 1} \right)_{}^2 - \left( {2x - 3} \right)_{}^2 = 0\)
\(\begin{array}{l}\left( {4x + 1 - 2x + 3} \right)\left( {4x + 2 + 2x - 3} \right) = 0\\\left( {2x + 4} \right)\left( {6x - 1} \right) = 0.\end{array}\)
Phương trình \(2x + 4 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = - 2\).
Phương trình \(6x - 1 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = \frac{1}{6}\).
Vậy phương trình \(\left( {4x + 1} \right)_{}^2 - \left( {2x - 3} \right)_{}^2 = 0\) có hai nghiệm \(x = - 2\) và \(x = \frac{1}{6}\).
LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 3 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Giải phương trình \(\left( {5x + 8} \right)\left( {6x - 1} \right) = \left( {3x - 4} \right)\left( {6x - 1} \right)\).
Phương pháp giải:
+ Chuyển phương trình về phương trình tích;
+ Giải các phương trình trong tích;
+ Kết luận nghiệm của phương trình.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\left( {5x + 8} \right)\left( {6x - 1} \right) = \left( {3x - 4} \right)\left( {6x - 1} \right)\\\left( {5x - 8} \right)\left( {6x - 1} \right) - \left( {3x - 4} \right)\left( {6x - 1} \right) = 0\\\left( {6x - 1} \right)\left[ {\left( {5x - 8} \right) - \left( {3x - 4} \right)} \right] = 0\\\left( {6x - 1} \right)\left( {5x - 8 - 3x + 4} \right) = 0\\\left( {6x - 1} \right)\left( {2x - 4} \right) = 0.\end{array}\)
Phương trình \(6x - 1 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = \frac{1}{6}\).
Phương trình \(2x - 4 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = 2\).
Vậy phương trình \(\left( {5x + 8} \right)\left( {6x - 1} \right) = \left( {3x - 4} \right)\left( {6x - 1} \right)\) có hai nghiệm \(x = \frac{1}{6}\) và \(x = 2\).
VD1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 4 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Trả lời câu hỏi nêu trong phần Khởi động.
Câu hỏi khởi động: Hình bên mô tả một pháo sáng được phóng từ một bè cứu sinh trên biển. Độ cao \(h\left( m \right)\) của pháo sáng so với mặt nước biển được tính bởi công thức \(h = 30,48t - 4,8768{t^2}\), trong đó \(t\left( s \right)\) là thời gian sau khi pháo sáng được bắn. Sau bao lâu pháo sáng rơi xuống biển?
Phương pháp giải:
Áp dụng giải phương trình tích vào bài toán.
Lời giải chi tiết:
Thời gian pháo sáng rơi xuống biển là:
\(\begin{array}{l}30,48t - 4,8768{t^2} = 0\\t\left( {30,48 - 4,8768t} \right) = 0\end{array}\)
Phương trình \(t = 0\) có nghệm duy nhất \(t = 0\).
Phương trình \(30,48 - 4,8768t = 0\) có nghiệm duy nhất \(t = 6,25\).
Vậy sau 6,25s pháo sáng sẽ rơi xuống biển.
- Giải mục 2 trang 4, 5, 6 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 1.1 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 1.2 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 1.3 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 1.4 trang 7 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố trong một số mô hình đơn giản Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số ghép nhóm, tần số tương đối ghép nhóm Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số tương đối Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố trong một số mô hình đơn giản Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số ghép nhóm, tần số tương đối ghép nhóm Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số tương đối Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số Toán 9 Cùng khám phá