Giải cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1 và tập 2 Tuần 20 - Cùng em học Tiếng Việt 5 tập 2

Giải câu 5, 6, 7, 8, vui học trang 9, 10, 11


Giải Cùng em học tiếng việt lớp 5 tập 2 tuần 20 câu 5, 6, 7, 8, vui học trang 9, 10, 11 với lời giải chi tiết. Vui học: Kể lại câu chuyện trên cho bạn, người thân cùng nghe

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 5

Chọn quan hệ từ thích hợp cho trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong mỗi câu ghép sau:

a/ Cô giáo đã nhắc Tuấn nhiều lần ……… Tuấn vẫn nói chuyện trong giờ học. (còn, nhưng, và)

b/ Khu vườn nhà em rợp bóng cây .... rộn ràng tiếng chim hót. (và, nhưng, bằng)  

Phương pháp giải:

- Xác định mối quan hệ biểu thị giữa hai vế cần điền quan hệ từ.

- Lựa chọn quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a/ Cô giáo đã nhắc Tuấn nhiều lần nhưng Tuấn vẫn nói chuyện trong giờ học.

b/ Khu vườn nhà em rợp bóng cây rộn ràng tiếng chim hót.        

Câu 6

Gạch 1 gạch dưới  chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau:

a/ Phía xa cuối chân trời, những cánh cò chấp chới bay về tổ.

b/ Buổi chiều, trên các thửa ruộng, các bác nông dân say mê làm việc còn trẻ em chăn trâu, thả diều vui vẻ.

c/ Đã mấy hôm nay, Thu Ba và các bạn không được tới trường vì ngôi trường của các bạn đã bị bão làm đổ nát.

Phương pháp giải:

- Con đọc thật kĩ các câu.

- Xác định xem những sự vật nào làm chủ trong câu thì đó là chủ ngữ.

- Những thành phần nào nêu lên trạng thái, hoạt động, tính chất của sự vật ở chủ ngữ thì đó là vị ngữ.

Lời giải chi tiết:

Câu 7

Trong các câu ở bài 6, câu nào là câu ghép? Các vế của câu ghép đó nối với nhau bằng quan hệ từ gì?

Phương pháp giải:

- Câu ghép là câu có từ hai vế câu trở lên.

- Từ nối là từ được dùng để nối hai vế của câu ghép để câu đó có sự liên kết.

Lời giải chi tiết:

- Câu a là câu đơn vì chỉ có một vế câu.

- Câu b là câu ghép vì có hai vế câu.

Hai vế câu “các bác nông dân say mê làm việc” và “trẻ em chăn trâu, thả diều vui vẻ” được nối với nhau bởi quan hệ từ còn

- Câu c là câu ghép vì có hai vế câu.   

Vế câu “Thu Ba và các bạn không được tới trường” được nối với vế câu “ngôi trường của các bạn đã bị bão làm đổ nát”được nối với nhau bởi quan hệ từ vì.

Câu 8

Em viết 1 – 2 ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường.

Phương pháp giải:

- Xác định được nội dung chương trình “chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường”

- Mục đích: giao lưu giữa các bạn trong lớp, ôn lại truyền thống của trường, kết nối các bạn trong lớp và tăng thêm sự hiểu biết và yêu mến với ngôi trường.

- Chuẩn bị và phạm vi hoạt động trong giới hạn cho phép

Xét trên ba yếu tố trên ta mới có thể xây dựng được các ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp để chào mừng kỉ niệm thành lập trường.

Lời giải chi tiết:

Một số ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường:

- Phân nhóm chơi trò chơi “Em yêu trường em” để các bạn trả lời một số câu hỏi về trường về lớp, về các thầy cô trong trường đã chuẩn bị từ trước.

- Tiết mục văn nghệ: ca hát về trường lớp, biểu diễn kịch (phân công chuẩn bị từ trước)

- Liên hoan bánh kẹo

Vui học

Kiếm tiền để làm gì?

            Một ông chủ giàu có nhìn thấy trên bến cảng có một ngư dân trẻ đang nằm trên chiếc thuyền câu thảnh thơi nhìn trời cao.

            Ngạc nhiên, ông liền hỏi:

            -Tại sao anh không làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?

            Anh ngư dân liền hỏi lại:

            -Để làm gì?

            -Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua được chiếc thuyền thứ ba, thứ tư, rồi cả một đoàn thuyền.

            -Rồi sao nữa?

            -Với số tiền có được từ đoàn thuyền, thì anh có thể nghỉ ngơi rồi.

            -Ơ! Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?

(Truyện cười học sinh)

* Kể lại câu chuyện trên cho bạn, người thân cùng nghe.

* Hãy cùng người thân lập 1 kế hoạch nghỉ ngơi, vui chơi cuối tuần để gắn kết tình cảm.

Phương pháp giải:

* Muốn kể lại được câu chuyện cần tóm tắt đượcc các ý chính trong câu chuyện:

- Nhân vật: ông chủ giàu có, ngư dân trẻ.

- Địa điểm: Bến cảng

- Cốt truyện: Ông chủ giàu có và anh ngư dân trẻ đối đáp với nhau về việc làm giàu và nghỉ ngơi.

*

 - Xác định chuyến đi cùng với người thân trong gia đình.

- Mục đích: Nghỉ ngơi, vui chơi và gắn kết tình cảm cùng người thân.

- Chuẩn bị và phạm vi hoạt động trong giới hạn cho phép

Xét trên ba yếu tố trên ta mới có thể xây dựng được các ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp để chào mừng kỉ niệm thành lập trường.

Lời giải chi tiết:

* Kể lại câu chuyện:

        Tuần vừa rồi mình đã được đọc một câu chuyện rất thú vị và ý nghĩa giữa một ông  chủ giàu có và một anh ngư dân trẻ tuổi. Câu chuyện đó có tên là Kiếm tiền để làm gì? Mình kể lại cho cậu cùng nghe nhé:

         Tại một bến cảng tấp nập tàu thuyền neo đậu, ông chủ giàu có tình cờ thấy phía xa xa có một anh ngư dân trẻ tuổi. Anh ta không  hề mải miết lao động như những người bên cạnh mà lại ung dung nằm dài trên chiếc thuyền câu và thảnh thơi nhìn trời cao. Thấy lạ, ông chủ ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao anh không làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?

Anh ngư dân liền hỏi lại:

- Để làm gì?

Ông chủ giàu có ôn tồn giảng giải cho cậu trai trẻ tuổi hiểu:

- Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua được chiếc thuyền thứ ba, thứ tư rồi cả một đoàn thuyền.

Anh ngư dân vẫn tiếp tục hỏi:

- Rồi sao nữa?

Ông ta vẫn kiên nhẫn tiếp lời:

- Với số tiền có được từ đoàn thuyền, thì anh có thể nghỉ ngơi rồi.

Lúc này chàng ngư dân trẻ tuổi mới bật cười nói với người đàn ông:

- Ơ! Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?

            Câu chuyện cuốn hút người đọc bởi đoạn đối đáp của anh ngư dân trẻ tuổi và ông chủ nhà giàu. Tiếng cười được bật lên ở câu hỏi cuối cùng mà chàng trai đáp lại “Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?’’ Cuộc đối thoại giữa ông chủ giàu có và anh chàng ngư dân khiến cho chúng ta bật cười rồi lại phải ngẫm nghĩ về chuyện lao động, học tập với nghỉ ngơi và tận hưởng. Hãy làm việc, học tập hết mình nhưng cũng đừng quên những phút giây thư giãn để cân bằng lại cuộc sống.

 

* Lập kế hoạch

KẾ HOẠCH CẮM TRẠI HỒ ĐẠI LẢI

1. Mục đích

- Nghỉ ngơi, vui chơi.

- Gắn kết các thành viên trong gia đình.

2. Chuẩn bị

- Lều trại: bố và em Minh

- Đồ ăn: Mẹ và Ngọc

- Dụng cụ thể thao (bóng đá, cầu lông, cờ vua): em Minh

- Túi thuốc, bông băng, truyện, báo: mẹ và Ngọc

3. Chương trình cụ thể

- 8h Khởi hành đến hồ

- 9h30 có mặt tại hồ, ăn nhẹ

- 9h30 – 10h30: Dựng trại, dọn dẹp, sắp xếp đồ

- 10h30 – 12h: Thể thao, văn nghệ

- 12h – 14h: Ăn trưa, nghỉ trưa

- 14h – 16h: Đi dạo, thăm quan hồ Đại Lải, mua quà về cho gia đình.

- 16h – 17h30: Trở về đến nhà.

Người lên kế hoạch

Ngọc

Nguyễn Minh Ngọc

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.6 trên 34 phiếu
  • Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 8, 9

    Giải Cùng em học tiếng việt lớp 5 tập 2 tuần 20 câu 1, 2, 3, 4 trang 8, 9 với lời giải dễ hiểu. Câu 3: Gạch dưới những từ ngữ để nối các vế trong mỗi câu ghép sau

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí