Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 33 vở thực hành Toán 7 tập 2


Cho hai đa thức P và Q sao cho cả ba đa thức P, Q, (P + Q) đều khác đa thức không. Khi đó luôn xảy ra A. Bậc của (P + Q) lớn hơn bậc của P và của Q. B. Bậc của (P + Q) nhỏ hơn bậc của P và của Q. C. Bậc của (P + Q) bằng bậc của P hoặc bằng bậc của Q. D. Bậc của (P + Q) bằng bậc của P nếu bậc của P lớn hơn bậc của Q.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 33 Vở thực hành Toán 7

Cho hai đa thức P và Q sao cho cả ba đa thức P, Q, \(P + Q\) đều khác đa thức không. Khi đó luôn xảy ra

A. Bậc của \(P + Q\) lớn hơn bậc của P và của Q.

B. Bậc của \(P + Q\) nhỏ hơn bậc của P và của Q.

C. Bậc của \(P + Q\) bằng bậc của P hoặc bằng bậc của Q.

D. Bậc của \(P + Q\) bằng bậc của P nếu bậc của P lớn hơn bậc của Q.

Phương pháp giải:

Cho một đa thức. Khi đó, bậc của hạng tử có bậc cao nhất gọi là bậc của đa thức.

Lời giải chi tiết:

Luôn xảy ra: Bậc của \(P + Q\) bằng bậc của P nếu bậc của P lớn hơn bậc của Q

Chọn D

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 33 Vở thực hành Toán 7

Cho hai đa thức \(F\left( x \right) = {x^3} + 3{x^2} - x - 3\) và \(G\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2} - x + 3\). Khi đó

A. \(x =  - 3\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x = 3\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\).

B. \(x = 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x =  - 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\).

C. \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x =  - 3\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\).

D. \(x =  - 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\).

Phương pháp giải:

+ Để cộng (trừ) hai đa thức, ta viết hai đa thức trong dấu ngoặc và nối chúng bởi dấu “+” (hay “\( - \)”). Sau đó bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.

+ Nếu tại \(x = a\) (a là một số), giá trị của một đa thức bằng 0 thì ta gọi a (hay \(x = a\)) là một nghiệm của đa thức đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(F\left( x \right) + G\left( x \right) = \left( {{x^3} + 3{x^2} - x - 3} \right) + \left( {{x^3} - 3{x^2} - x + 3} \right)\)

\(F\left( x \right) + G\left( x \right) = {x^3} + 3{x^2} - x - 3 + {x^3} - 3{x^2} - x + 3\)

\(F\left( x \right) + G\left( x \right) = \left( {{x^3} + {x^3}} \right) + \left( {3{x^2} - 3{x^2}} \right) - \left( {x + x} \right) - \left( {3 - 3} \right)\)

\(F\left( x \right) + G\left( x \right) = 2{x^3} - 2x\)

\(F\left( x \right) - G\left( x \right) = \left( {{x^3} + 3{x^2} - x - 3} \right) - \left( {{x^3} - 3{x^2} - x + 3} \right)\)

\(F\left( x \right) - G\left( x \right) = {x^3} + 3{x^2} - x - 3 - {x^3} + 3{x^2} + x - 3\)

\(F\left( x \right) - G\left( x \right) = \left( {{x^3} - {x^3}} \right) + \left( {3{x^2} + 3{x^2}} \right) + \left( {x - x} \right) - \left( {3 + 3} \right)\)

\(F\left( x \right) - G\left( x \right) = 6{x^2} - 6\)

Với \(x =  - 1\) thay vào \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\) ta có: \(6.{\left( { - 1} \right)^2} - 6 = 0\) nên \(x =  - 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\).

Với \(x = 0\) thay vào \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\) ta có: \({2.0^3} - 2.0 = 0\) nên \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\).

Với \(x = 1\) thay vào \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\) ta có: \({2.1^3} - 2.1 = 0\) nên \(x = 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\).

Chọn B


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 1 (7.12) trang 33, 34 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Tìm tổng của hai đa thức sau bằng cách nhóm các hạng tử cùng bậc: ({x^2} - 3x + 2) và (4{x^3} - {x^2} + x - 1).

  • Giải bài 2 (7.13) trang 34 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Tìm hiệu sau bằng cách đặt tính trừ: (left( { - {x^3} - 5x + 2} right) - left( {3x + 8} right)).

  • Giải bài 3 (7.14) trang 34 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Cho hai đa thức (A = 6{x^4} - 4{x^3} + x - frac{1}{3}) và (B = - 3{x^4} - 2{x^3} - 5{x^2} + x + frac{2}{3}). Tính (A + B) và (A - B).

  • Giải bài 5 trang 35 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Cho ba đa thức (A = 4{x^4} - 2 + 5{x^2} - x;B = 5x + 3 - 4{x^2} - 3{x^3}) và (C = 4{x^4} + 4x - 4{x^3} + {x^2}). a) Sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến. b) Tính (A + B - C). c) Tính giá trị của đa thức (A + B - C) tại (x = - 1).

  • Giải bài 6 (7.16) trang 35, 36 vở thực hành Toán 7 tập 2

    Bạn Nam được phân công mua một số sách làm quà tặng trong buổi tổng kết cuối năm học của lớp. Nam dự định mua ba loại sách với giá bán như bảng sau. Giả sử Nam cần mua x cuốn sách khoa học, (x + 8) cuốn sách tham khảo và (x + 5) cuốn truyện tranh. a) Viết các đa thức biểu thị số tiền Nam phải trả cho từng loại sách. b) Tìm đa thức biểu thị tổng số tiền Nam phải trả để mua số sách đó.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí