SBT Văn 9 - giải SBT Ngữ văn 9 - Cánh diều Bài 4. Truyện ngắn - SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Giải Bài tập tiếng Việt trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều


(Bài tập 1, SGK) Mỗi lời dẫn (in đậm) ở bên A thuộc cách dẫn nào ở bên B?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 37 SBT Văn 9 Cánh diều

(Bài tập 1, SGK) Mỗi lời dẫn (in đậm) ở bên A thuộc cách dẫn nào ở bên B?

A. Lời dẫn

B. Cách dẫn

a) Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! (Kim Lân)

1) Dẫn trực tiếp ý nghĩ của nhân vật

b) Bà Hai bỗng lại cất tiếng:

– Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã. (Kim Lân)

2) Dẫn gián tiếp lời nói thành tiếng của nhân vật

c) Anh tìm vô nhà gặp mạ, kể với mạ anh ấy gặp cậu đang theo bộ đội đi qua bên mặt trận,... (Phùng Quán)

3) Dẫn trực tiếp lời nói thành tiếng của nhân vật

d) Trong đầu tôi chợt nảy ra một ước mơ rất trẻ con: “Biết đâu, có lúc nào đó mình cũng làm được một chiếc xe như thế nhỉ?”. (Hon-đa Sô-i-chi-rô – Honda Soichiro)

4) Dẫn gián tiếp ý nghĩ của nhân vật

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp

Lời giải chi tiết:

a - 4

b - 3

c - 2

d - 1

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 38 SBT Văn 9 Cánh diều

(Bài tập 2, SGK) Tìm lời dẫn trong những đoạn văn dưới đây. Xác định các trường hợp: dẫn lời nói thành tiếng, dẫn lời văn, dẫn ý nghĩ; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp. Chỉ ra đặc điểm giúp em nhận biết mỗi cách dẫn và sự phù hợp của cách dẫn đó trong mỗi đoạn văn.

a) Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”. (Hồ Chí Minh)

b) Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu, và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh ấy xong... (Kim Lân)

c) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”. (Nguyễn Thành Long)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

Lời giải chi tiết:

a) Lời dẫn trong đoạn văn: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lời và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” => Lời dẫn trực tiếp vì lời dẫn được dẫn nguyên văn và dấu hiệu nhận biết là dấu hai chấm, ngoặc kép

b) Lời dẫn trong đoạn văn: Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh giặc ấy xong thật… => Lời dẫn gián tiếp vì lời dẫn không trích y nguyên lời nói của nhân vật mà đã điều chỉnh, thay đổi theo lời người thuật lại.

c) Lời dẫn trong đoạn văn: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”. => Lời dẫn trực tiếp ý nghĩ của nhân vật. Lời dẫn được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 38 SBT Văn 9 Cánh diều

Có thể chuyển lời dẫn trực tiếp trong mỗi đoạn văn dưới đây thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao?

a) Văn Cao đã kể lại những kỉ niệm của buổi hôm đó: “Bài Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên theo những đoạn sôi nổi...”. (Theo Ngọc An)

b) Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó.”. (Theo Trần Thị Ngọc Luyến)

c) Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:

– Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào. (Kim Lân)

d) Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ: 

– Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược. (Nguyễn Quang Sáng)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về cách dẫn gián tiếp, cách dẫn trực tiếp

Lời giải chi tiết:

a. Lời dẫn trực tiếp không thể chuyển thành lời dẫn gián tiếp vì gồm một chuỗi câu là lời của nhân vật (Văn Cao) thuật lại tâm trạng của mình.

b. Lời dẫn trực tiếp không thể chuyển thành lời dẫn gián tiếp vì đây là lời của nhân vật (Võ Nguyên Giáp) thuật lại lẽ sống của mình.

c. Lời dẫn trực tiếp có thể chuyển thành lời dẫn gián tiếp vì có thể thuật lại lời nói của nhân vật ông lão.

d. Lời dẫn trực tiếp có thể chuyển thành lời dẫn gián tiếp vì có thể thuật lời nói của nhân vật bà ngoại.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 39 SBT Văn 9 Cánh diều

Trong những lời dẫn gián tiếp (in đậm) dưới đây, lời dẫn nào có thể chuyển thành lời dẫn trực tiếp, lời dẫn nào không thể chuyển được? Vì sao?

a) Em đoán chắc lúc ni Nghi đang ngồi nói chuyện với mạ. Mạ rót nước cho Nghi uống, lấy bánh tét, bánh ít cho Nghi ăn. (Phùng Quán)

b) Mạ dặn nói lại với cậu mạ không giận chuyện con trốn nhà đi Vệ quốc đoàn mô(Phùng Quán)

c) Thấy nó luýnh quýnh, tôi vừa thấy tội nghiệp, vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. (Nguyễn Quang Sáng)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về cách dẫn gián tiếp, cách dẫn trực tiếp

Lời giải chi tiết:

Lời dẫn gián tiếp ở trường hợp a) có thể chuyển thành lời dẫn trực tiếp vì từ ngữ trong lời dẫn là của nhân vật “Mừng”. Việc chuyển lời dẫn gián tiếp này thành lời dẫn trực tiếp được thực hiện bằng cách: thêm dấu hai chấm vào sau từ đoản, viết hoa từ chắc, đặt lời dẫn trong dáu ngoặc kép,...


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí