Giải Bài tập đọc hiểu: Chiều xuân trang 18 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều>
Nhận định nào sau đây không đúng về bài thơ Chiều xuân (Anh Thơ)?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 18 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều
Nhận định nào sau đây không đúng về bài thơ Chiều xuân (Anh Thơ)?
A. Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ
B. Bài thơ có sử dụng phương thức tự sự
C. Nhân vật trữ tình trong bài thơ xuất hiện gián tiếp
D. Bài thơ viết về đề tài mùa xuân
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ Chiều xuân; xác định thể thơ, PTBĐ, nhân vật trữ tình, đề tài; sau đó chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 18 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 1, SGK) Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ Chiều xuân; xác định cảm hứng chủ đạo và mạch cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
- Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo, yên bình giản dị nhưng vẫn tràn đầy sức sống của cảnh chiều xuân nơi thôn dã và tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
- Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự không gian.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 18 SBT Ngữ văn 9
(Câu hỏi 2, SGK) Chỉ ra bố cục của bài thơ Chiều xuân. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ Chiều xuân; xác định bố cục và nội dung từng phần
Lời giải chi tiết:
Bài thơ gồm ba khổ thơ:
– Khổ 1: Cảnh chiều xuân nơi bến đò ngày mưa.
– Khổ 2: Cảnh chiều xuân ở ngoài đê ngày mưa.
– Khổ 3: Cảnh chiều xuân trong đồng lúa ngày mưa.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 18 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều
(Câu hỏi 3, SGK) Bức tranh cảnh chiều xuân được khắc hoạ trong bài thơ có đặc điểm gì? Em thích nhất hình ảnh hoặc chi tiết nào trong bức tranh đó? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài thơ Chiều xuân; chỉ ra hình ảnh em yêu thích nhất và lí giải
Lời giải chi tiết:
- Bức tranh chiều xuân được khắc họa trong bài thơ có con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng, cỏ non xanh biếc, đàn sáo mổ vu vơ, bướm bay rập rờn, trâu bò thong thả ăn, cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, cô gái yếm thắm.
- Hình ảnh em thích nhất là “Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ” vì cảnh chiều xuân được mở rộng hơn sau những ngày băng giá, xuân về cỏ non trở nên tốt tươi hơn “cỏ non tràn biếc cỏ”, điệp từ “cỏ” được lặp lại 2 lần đã khắc họa được cảnh vật thân quen ở nông thôn, cỏ non xanh mơn mởn, sức sống bừng lên mạnh mẽ qua cụm từ “tràn biếc cỏ”.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 18 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều
Phương án nào nêu đúng những nét đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ thứ hai trong bài?
(1) Sử dụng bút pháp miêu tả là chính
(2) Sử dụng nhiều từ láy
(3) Sử dụng biện pháp so sánh
(4) Sử dụng phép liệt kê
(5) Ngôn ngữ giàu màu sắc hội hoạ
A. (1)-(2)-(3)-(4)
B. (2)-(3)-(4)-(5)
C. (1)-(2)-(4)-(5)
D. (1)-(3)-(4)-(5)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại khổ thơ thứ hai trong bài Chiều xuân; chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 19 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều
Chỉ ra ít nhất một điểm khác nhau về nội dung và một điểm khác nhau về hình thức nghệ thuật của bài Chiều xuân với bài thơ sau:
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
(Hàn Mặc Tử, dẫn theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam,
NXB Văn học, Hà Nội, 1996)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai văn bản, điểm khác nhau về nội dung và một điểm khác nhau về hình thức nghệ thuật của bài Chiều xuân và Mùa xuân chín
Lời giải chi tiết:
- Điểm khác nhau về nội dung:
+ Chiều xuân: ngợi ca về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc, vẻ đẹp đầy tĩnh lặng của cảnh chiều xuân, không khí và nhịp sống vùng thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi, qua đó cũng bày tỏ được tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
+ Mùa xuân chín: nói tới cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.
- Điểm khác nhau về hình thức:
+ Chiều xuân: Thơ tám chữ
+ Mùa xuân chín: Thơ bảy chữ
- Giải Bài tập đọc hiểu: Nhật kí đô thị hóa trang 19 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 20 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Viết trang 21 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 23 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Bếp lửa trang 17 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập Ôn tập học kì 2 trang 51 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Tổng kết về văn học và tiếng Việt trang 48 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 47 tập 2 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Viết trang 47 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 47 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Ôn tập học kì 2 trang 51 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Tổng kết về văn học và tiếng Việt trang 48 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 47 tập 2 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập Viết trang 47 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 47 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều