Giải Bài tập đọc hiểu: Người thứ bảy trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều


Nội dung truyện Người thứ bảy có gì giống một văn bản bị kịch?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu 1 trang 36 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Nội dung truyện Người thứ bảy có gì giống một văn bản bị kịch?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/78. 

Lời giải chi tiết:

Nội dung truyện Người thứ bảy giống một văn bản bi kịch ở chỗ: Đây là câu chuyện rất buồn về K, người bạn thân của nhân vật “tôi”, chết đuối vì bị con sóng thần cuốn trôi một cách tàn bạo; để lại một nỗi ám ảnh trong tâm hồn nhân vật “tôi” suốt mấy chục năm trời.

Câu 2

Trả lời câu 2 trang 36 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Xung đột nào trong văn bản thể hiện rõ tính chất bi kịch của câu chuyện?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, dựa vào Kiến thức Ngữ văn SGK/78. 

Lời giải chi tiết:

Xung đột thể hiện rõ tính chất bi kịch của câu chuyện là sự ám ảnh trong tâm hồn nhân vật: “tôi” (người đàn ông thứ bảy, người kể câu chuyện) luôn nghĩ cái chết của K một phần do sự yếu hèn của chính mình. Đấy chính là loại xung đột thứ hai của bi kịch: xung đột nằm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật.

Câu 3

Trả lời câu 3 trang 36 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K; từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật “tôi”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chỉ ra sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K.

Lời giải chi tiết:

- Sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K

+ Trước khi xảy ra kết cục bi thảm do con sóng gây ra (cuốn phăng và nuốt chửng người bạn của mình), nhân vật “tôi” và K là một đôi bạn chân thành, có tình cảm thân thiết: “tôi thích ở bên cạnh K là vì cậu ấy có một trái tim rất ấm áp và chân thành”.

+ Tâm lí của nhân vật “tôi” thay đổi hoàn toàn sau khi xảy ra cái chết của K:

> Đầu tiên là sự bất ngờ đến hoang đường, khi con sóng thứ hai sắp ập đến cuốn “tôi” đi theo K thì “tôi” thấy: “Bên trong con sóng là K, cậu nhìn thẳng vào tôi và cười.”, “Đó không phải là nụ cười bình thường, mà là một nụ cười to, ngoác tận mang tai. Đôi mắt lạnh lẽo của cậu nhìn thẳng vào tôi.”.

> Tiếp theo, toàn bộ phần (2) tái hiện tâm trạng do cú sốc tâm lí làm cuộc sống của “tôi” thay đổi hoàn toàn: “Tôi nghỉ học nhiều tuần, không ăn uống được gì, chỉ nằm trên giường và nhìn trần nhà. K luôn ở đó, bên trong con sóng, nhìn tôi và cười, tay giơ lên vẫy gọi. Tôi không thể xoá hình ảnh tang thương ấy ra khỏi tâm trí mình. Và khi tôi ngủ, hình ảnh ấy lại hiện lên ...”.

> Sự ám ảnh giày vò khiến “tôi” phải chuyển đến một nơi khác và sau đó “tránh xa quê nhà mình gần như bốn mươi năm” không dám trở lại bãi biển quê nhà, “tôi không bao giờ đến hồ bơi nữa. Tôi cũng không đến những nơi có ao hồ hay sông suối. Tôi tránh xa mọi tàu thuyền và không đi máy bay để ra nước ngoài.”, luôn thấy “bàn tay lạnh lẽo của K, hình ảnh đen tối khi ấy không bao giờ rời khỏi tâm trí tôi”,...

- Từ sự chuyển biến tâm lí trên, có thể thấy nhân vật “tôi” là người có cuộc sống nội tâm rất phong phú, đa cảm, luôn biết tự kiểm điểm, ăn năn, đau khổ trước lỗi lầm của mình,...; một con người biết trân trọng tình bạn, nặng tình, nặng nghĩa,...

Câu 4

Trả lời câu 4 trang 36 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 4, SGK) Hình ảnh con sóng dữ dội và nụ cười của nhân vật K trong con sóng được nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa và tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn chứa hình ảnh con sóng dữ dội và nụ cười của nhân vật vật K, thực hiện yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh con sóng dữ dội và nụ cười của nhân vật K trong con sóng được nhắc lại nhiều lần diễn tả nỗi ám ảnh, sự dằn vặt trong tâm hồn nhân vật “tôi” về con sóng dữ và cái chết của K.

Câu 5

Trả lời câu 5 trang 36 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 5, SGK) Truyện Người thứ bảy muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Đoạn kết của truyện có phải là nội dung thông điệp ấy không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Truyện Người thứ bảy gửi gắm nhiều thông điệp và cũng có nhiều cách diễn đạt khác nhau về thông điệp ấy. Tuy nhiên, có thể thấy, thông điệp chính tập trung phần cuối truyện, điều mà nhân vật “tôi” nói với mọi người: Trong cuộc đời mỗi con người luôn có những nỗi sợ; cách tốt nhất là phải đối mặt với nỗi sợ, đừng đầu hàng trước nó. “Thứ đáng sợ nhất mà chúng ta làm khi ấy lại là quay lưng về phía nỗi sợ và nhắm mắt lại. Khi đó, chúng ta sẽ giữ lại thứ gì quý nhất đối với bản thân, giấu nó vào trong tim mình và đầu hàng trước một thứ khác.”

- Sở dĩ coi đây là thông điệp chính vì toàn bộ câu chuyện đã tập trung thể hiện tư tưởng này. Nhân vật “tôi” chỉ vì sợ hãi trước con sóng lớn khủng khiếp mà đã không xả thân vì K: “Tôi tự nói với bản thân hãy chạy lại chỗ K, kéo cậu ấy đi ra khỏi chỗ đó. Đó là việc duy nhất cần phải làm. Tôi biết con sóng đang tới, còn K thì không Khi tôi nhận thức được hành động của bản thân, tôi đã chạy sang một con đường khác - chạy lên bờ đê, một mình. Thứ khiến tôi hành động như vậy, tôi chắc chắn, đó là nỗi sợ, nỗi sợ đã khiến giọng nói tôi tắt nghẹn và khiến chân tôi chạy đi thật ta”. Khi nhận ra được điều đó, nhân vật “tôi” đã thay đổi trước con sóng thứ hai: “Nó lao về phía tôi, xoá sạch sự hiện diện của bầu trời. Nhưng lần này tôi không chạy trốn. Tôi đứng đó, chân lún vào cát, để con sóng nhào đến mình.”. Nhưng khi ấy thì đã muộn, K đã bị con sóng đầu nuốt chửng, để lại cho nhân vật “tôi” sự ám ảnh mấy chục năm liền.

Câu 6

Trả lời câu 6 trang 36 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Đọc văn bản SAO SÁNG LẤP LÁNH và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Tóm tắt nội dung chính của truyện Sao sáng lấp lánh.

b) Chi tiết nào tạo nên sự bất ngờ nhất trong truyện ngắn Sao sáng lấp lánh?

c) Nhan đề Sao sáng lấp lánh liên quan đến nội dung truyện như thế nào?

d) Em có suy nghĩ gì về nhân vật Minh trong truyện ngắn trên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a) Nội dung chính: Tác phẩm là câu chuyện mà nhân vật tôi kể về cậu tiểu đội trưởng trẻ tuổi tên là Minh của mình. Trong lần đầu gặp gỡ Minh kể cho mọi người nghe về  Hạnh – cô người yêu xinh xắn với đôi mắt sáng lấp lánh như sao của mình. Câu chuyện tuyệt đẹp cho đến sáu tháng sau trong một đêm tháng Mười, Minh gặp nạn khi đi trinh sát  tại cảng Cửa Việt. “Tôi” đã rất đau buồn và tuyệt vọng. Cho đến tận bây giờ “tôi” mới biết Hạnh chỉ là tưởng tượng. Đến khi giải phóng Sài Gòn “tôi” đã gửi đi lá thư mà Minh viết cho cô gái có đôi mắt như vì sao lấp lánh.

b) Chi tiết tạo nên sự bất ngờ nhất trong truyện ngắn Sao sáng lấp lánh là mãi đến khi biết mình không sống được, Minh mới nói thật với nhân vật “tôi” rằng người yêu của Minh (Hạnh) là do mình tưởng tượng ra: “Chuyện... chuyện đó em tưởng tượng đấy! Em chưa được cô gái nào yêu cả. Cũng tại em mồ côi cha mẹ nên không còn người thân nào hết...”.

c) Nhan đề “Sao sáng lấp lánh” liên quan trực tiếp đến nội dung văn bản. gắn liền với sự kiện người lính trẻ tên Minh, trước khi hi sinh vì bom đạn địch trong một đêm đi trinh sát tại cảng Cửa Việt (Quảng Trị) vào những ngày nóng bỏng của cuộc chiến đấu (1972) đã trăng trối lại rằng câu chuyện tình yêu lãng mạn với Hạnh mà anh kể cho đồng đội nghe chỉ là tưởng tượng.

d) Nhân vật Minh là một người lính đã anh dũng ngã xuống chiến trường, khi tuổi còn rất trẻ, khi người yêu chỉ là trong tưởng tượng chứ không có thật (mà cứ làm như thật), đúng như nhà thơ Trần Đăng Khoa viết trong bài Lính đảo hát tình ca trên đảo:

Yêu em thuỷ chung hơn muối mặn

Dù thư tình chưa biết gửi cho ai.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí