SBT Văn 9 - giải SBT Ngữ văn 9 - Cánh diều Bài 6. Truyện truyền kì và truyện trinh thám

Giải Bài tập đọc hiểu: Dế chọi trang 10 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều


Vì sao chuyện chọi dế lại khiến các gia đình khuynh gia bại sản?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Vì sao chuyện chọi dế lại khiến các gia đình khuynh gia bại sản?

A. Vì trong tỉnh, huyện có nhiều người dân ham thích trò chơi chọi dế

B. Vì dế chọi là loài vật quý hiếm nhưng rất dễ bắt lúc bấy giờ

C. Vì dế là một loài vật thông minh, có thể nhảy múa theo các tiết điệu

D. Vì các quan bắt dân phải cung tiến dế, dế thành hàng hiếm, giá cao

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Dế chọi để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 11 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Hậu quả bi thảm nhất của việc “trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế” đối với gia đình Thành Danh là gì?

A. Đứa con phải hóa thành dế, sống trơ như gỗ hơn một năm

B. Gia đình Thành Danh kiệt quệ, không còn tài sản gì hết

C. Thành Danh lo quá, chết đi sống lại mấy lần

D. Thành Danh phải chịu đòn trăm gậy, máu me bê bết

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Dế chọi để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 11 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

Cuối truyện, nhờ đâu mà Thành Danh được học quan cho “thi lấy học vị tú tài”, có “ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đan”?

A. Nhờ có quan huyện là người quen nên được giúp đỡ

B. Nhờ vợ đi hỏi cô đồng gù, có tài bói toàn cầu thần

C. Nhờ đứa con đã đánh đổi phần linh hồn cho dế để tiến vua

D. Nhờ Thành chịu khó tu chí học hành, thi cử đỗ đạt và ra làm quan

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Dế chọi để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 11 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích tác dụng của những yếu tố kì ảo trong truyện Dế Chọi

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản Dế chọi, chỉ ra những yếu tố kì ảo (không có thực) và phân tích tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố kì ảo trong truyện Dế chọi:

– “Cô đồng đứng bên hướng lên không trung khấn thay, mồm mấp máy thầm thì không biết những gì. Mọi người xung quanh cung kính đứng nghe. Lát sau, trong mành ném ra mảnh giấy ghi những lời truyền phán chỉ bảo, không mảy may sai lẫn”.

- “con dế của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt là lại nhảy múa theo các tiết điệu".

- “Còn con Thành, hơn năm sau tinh thần trở lại như cũ và kể lại rằng: Mình đã hóa thành dế lanh lẹ, chọi giỏi, nay mới thực sống lại.".

Tác dụng: Các yếu tố này khiến cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn, đồng thời góp phần làm nổi bật những tiêu cực trong đời sống xã hội thời đó: Người dân khốn đốn vì sự hưởng lạc của quan lại.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 11 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 4, SGK) Theo em, qua truyện Dế chọi, tác giả muốn tập trung thể hiện những điều tiêu cực gì trong xã hội lúc bấy giờ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản Dế chọi, dựa vào nội dung văn bản để đưa ra những điều tiêu cực trong xã hội lúc bấy giờ mà văn bản đã thể hiện. 

Lời giải chi tiết:

Qua truyện Dế chọi, tác giả Bồ Tùng Linh tập trung phơi bày hệ thống chính trị thối nát đương thời: quan lại từ cao xuống thấp ăn chơi, hưởng lạc làm cho dân khuynh gia bại sản; việc tiến cử, thăng quan không dựa vào năng lực, kết quả công việc mà do cung tiến dế, người dân được vinh hoa phú quý không do lao động, phần đầu mà do may mắn tiến được dế quý....

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 11 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

(Câu hỏi 5, SGK) Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gì trong việc chuyển tải thông điệp của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại lời bàn của tác giả ở cuối truyện, vận dụng kiến thức để tìm hiểu ý nghĩa và nêu tác dụng của lời bàn trong việc chuyển tải thông điệp của văn bản. 

Lời giải chi tiết:

Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gia tăng giá trị hiện thực của tác phẩm: tố cáo bọn tham quan lại ngược đã gây ra biết bao đau khổ, phiền nhiễu cho người dân. Tác giả thể hiện thái độ phê phán vua chúa, quan lại (“Từ đó, qua bọn tham quan lại ngược, dân phải bán vợ đợ con không dứt. Cho nên, nửa bước của bậc thiên tử cũng quan hệ đến dân, không thể coi nhẹ được."); giễu cợt, châm biếm sâu sắc (“Còn ơn trời đền đáp sao mà dài lâu hậu hĩ vậy, khiến cho quan tỉnh, quan huyện đều được hưởng ân huệ và phúc ấm của dế.”) khi đưa địa vị của “dế chọi" lên ngang hàng “tổ tiên” của bọn quan tham lại những. Phúc ấm (nguyên văn là ân ấm): chỉ công danh, chức tước triều đình ban cho con cháu do cha ông lập được nhiều công tích. Phúc ấm của dế tức là dế giống như ông cha của các quan.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí