Giải bài tập Thực hành ôn tập học kì 2 trang 83 vở thực hành ngữ văn 6>
Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 83 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Phương pháp giải:
Ôn tập lại kiến thức đã học về văn bản.
Lời giải chi tiết:
Thể loại hoặc loại văn bản đã học ở học kì II |
Văn bản yêu thích trong mỗi thể loại hoặc loại văn bản |
Đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc loại văn bản được thể hiện qua văn bản |
Điều tâm đắc nhất với văn bản |
Văn bản văn học |
Trái Đất |
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc |
Những hình dung, so sánh về Trái Đất của tác giả |
Văn bản thông tin |
Trái Đất - cái nôi của sự sống |
Cung cấp thông tin |
Các thông tin liên quan đến Trái Đất |
Văn bản nghị luận |
Hai loại khác biệt |
Lí lẽ, bằng chứng |
Phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. |
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 84 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Điền thông tin phù hợp về các kiểu bài viết đã học vào bảng sau:
Phương pháp giải:
Ôn tập lại kiến thức đã học về các kiểu bài viết
Lời giải chi tiết:
Kiểu bài |
Mục đích của kiểu bài |
Yêu cầu đối với kiểu bài |
Các bước thực hiện bài viết |
Đề tài em chọn cho kiểu bài |
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện |
Cung cấp thông tin xác thực, đầy đủ, mới mẻ, hữu ích cho người đọc về sự kiện. |
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp. - Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời gian). - Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí. - Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc. - Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện. |
1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài b. Tìm ý c. Lập dàn ý viết 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết |
Hội chợ sách. |
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích |
Kể lại truyện cổ tích là một cách sáng tạo, sinh động, hấp dẫn để truyền đạt được nội dung cơ bản của câu chuyện dưới một hình thức mới. |
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. |
1. Trước khi viết a. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng b. Chọn lời kể phù hợp c. Ghi những nội dung chính của câu chuyện d. Lập dàn ý 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết |
Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện |
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm |
Thuyết phục người đọc về ý kiến của em trước một hiện tượng (vấn đề) gần gũi trong đời sống |
- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. - Thể hiện được ý kiến của người viết. - Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. |
1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài b. Tìm ý c. Lập dàn ý 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết |
Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. |
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận |
Ghi chép về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc. Giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác nội dung sự việc, vấn đề nào đó. |
- Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiều nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc. - Dưới từ "Biên bản", ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản. - Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,.... - Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí. - Ghi diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo dùng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận). - Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc. - Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên. |
1. Trước khi viết - Hình dung cuộc họp, lựa chọn nội dung 2. Viết biên bản - Viết, ghi chép theo đúng hình thức biên bản 3. Chỉnh sửa biên bản Dựa vào phần Thể thức của biên bản thông thường để tự kiểm tra và chỉnh sửa |
Biên bản họp lớp chủ đề: Bảo vệ môi trường |
Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản |
Nâng cao, hoàn thiện kĩ năng đọc. nắm bắt nhanh những thông tin chủ yếu của văn bản, bao quát tốt mối quan hệ giữa các bộ phận trong văn bản. |
- Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản. - Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản. - Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ cho trí nhớ. |
1. Trước khi tóm tắt a) Xác định nội dung cốt lõi của đoạn văn: những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các loài trong cuộc sống, tạo thành một "vòng đời bất tận". b) Xác định các từ khóa: chúng ta, linh dương, chết, có. c) Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa: chúng ta ăn linh dương; chúng ta chết; chúng ta trở về với cỏ; linh dương ăn cỏ. 2. Tóm tắt - Vẽ các hình cụ thể chứa các từ khóa, sắp xếp và thêm các chi tiết nối |
Tóm tắt nội dung văn bản đã học bằng s |
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 85 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Điền nội dung thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì II vào bảng dưới đây:
Phương pháp giải:
Ôn tập lại kiến thức đã học về văn bản.
Lời giải chi tiết:
Bài học |
Nội dung thực hành nói và nghe |
Mục đích nói và nghe |
Chuyện kể về những người anh hùng |
Kể lại một truyền thuyết |
Kể lại một truyền thuyết, giúp người nghe hiểu được cốt truyện và ý nghĩa của truyện. |
Thế giới cổ tích |
Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật |
Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện, giúp người nghe hiểu được cốt truyện và nhân vật mà em đóng vai. |
Khác biệt và gần gũi |
Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống |
Thuyết phục người nghe về ý kiến của em trước một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống |
Trái Đất – ngôi nhà chung |
Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường |
Chia sẻ mối quan tâm chung về giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. |
Cuốn sách tôi yêu |
Về đích: Ngày hội đọc sách |
Chia sẻ để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc. |
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 86 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Điền vào bảng sau các kiến thức tiếng Việt đã học trong kì II:
Phương pháp giải:
Ôn tập lại kiến thức tiếng Việt đã học.
Lời giải chi tiết:
Bài học |
Kiến thức tiếng Việt |
Ví dụ |
Chuyện kể về những người anh hùng |
- Củng cố kiến thức về cụm động từ, cụm tính từ; nắm được nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ. - Luyện tập về từ ghép, từ láy, phân loại 2 loại từ này. - Luyện tập về biện pháp tu từ so sánh. - Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt. - Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. |
- Ví dụ biện pháp tu từ so sánh: + Giặc Ân chết như ngả rạ. + Tháng Gióng lớn nhanh như thổi. |
Thế giới cổ tích |
- Cách nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản (suy đoán, tra từ điển) - Mối quan hệ giữa một số thành ngữ và các câu chuyện kể. - Biện pháp tu từ điệp ngữ. |
- Ví dụ biện pháp tu từ điệp ngữ. Cô bé đợi mãi, đợi mãi mà vẫn chưa thấy ba mẹ đến đón. |
Khác biệt và gần gũi |
- Củng cố kiến thức về trạng ngữ. - Nhận diện và hiểu nghĩa của thành ngữ. - Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. |
- Ví dụ trạng ngữ: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước” |
Trái Đất – ngôi nhà chung |
- Đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn. - Hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và sử dụng từ mượn trong nói và viết. |
- Ví dụ: + Từ vay mượn tiếng Hán: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, không khí, ô nhiễm. Vì chúng được dùng như từ thuần Việt. + Từ vay mượn tiếng Anh: băng, ô-dôn. Vì chúng được viết nguyên dạng hoặc viết tách từng âm tiết, hình dạng chính tả khác biệt. |
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 87 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Đọc văn bản về tình trạng Trái Đất bị hủy hoại trong Bài tập Ngữ văn 6, tập hai (tr.39) và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm trong văn bản và ghi lại:
- Một câu nêu thông tin:
- Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề:
b. Dựa vào nội dung bài đọc, viết câu trả lời cho câu hỏi “Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót?”:
c. Trong câu: “Các thảm họa môi trường nói trên không chỉ đe dọa hủy diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người”, có một số từ Hán Việt như:
Hủy trong hủy diệt có nghĩa là:
Ba từ có yếu tố hủy với nghĩa được giải thích ở trên:
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a. Tìm trong văn bản và ghi lại:
- Một câu nêu thông tin: (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hàng năm làm Ngày Trái Đất.
- Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề: Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ;...
b. Dựa vào nội dung bài đọc, viết câu trả lời cho câu hỏi “Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót?”: Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, cơ hội sống sót của loài người là vô cùng mong manh, ít ỏi.
c. Trong câu: “Các thảm họa môi trường nói trên không chỉ đe dọa hủy diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người”, có một số từ Hán Việt như: thảm họa, đe dọa, hủy diệt, động vật, thực vật, sự sống.
Hủy trong hủy diệt có nghĩa là: phá đi, làm cho mất đi.
Ba từ có yếu tố hủy với nghĩa được giải thích ở trên: phá hủy, hủy bỏ, hủy hoại.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài tập Thực hành ôn tập học kì 2 trang 83 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 81 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành viết trang 80 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành đọc trang 73 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 72 vở thực hành ngữ văn 6 học kì 2
- Giải bài tập Thực hành ôn tập học kì 2 trang 83 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 81 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành viết trang 80 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành đọc trang 73 vở thực hành ngữ văn 6
- Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 72 vở thực hành ngữ văn 6 học kì 2