Giải bài tập 4 trang 96 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều>
Cho hai biến cố A, B với (Pleft( A right) = 0,6,Pleft( B right) = 0,8,Pleft( {A cap B} right) = 0,4). Tính các xác suất sau:
Đề bài
Cho hai biến cố A, B với \(P\left( A \right) = 0,6,P\left( B \right) = 0,8,P\left( {A \cap B} \right) = 0,4\). Tính các xác suất sau:
a) \(P\left( {B|A} \right)\).
b) \(P\left( {A \cap \overline B } \right)\).
c) \(P\left( {\overline B |A} \right)\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức về định nghĩa xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B. Xác suất của biến cố A với điều kiện biến cố B đã xảy ra được gọi là xác suất của A với điều kiện B, kí hiệu là P(A|B). Nếu \(P\left( B \right) > 0\) thì \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {A \cap B} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).
Lời giải chi tiết
a) \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{P\left( {A \cap B} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{0,4}}{{0,6}} = \frac{2}{3}\).
b) Vì \(A \cap \overline B \) và \(A \cap B\) là hai biến cố xung khắc nên \(P(A) = P(A \cap \overline B ) + P(A \cap B)\).
Suy ra \(P(A \cap \overline B ) = P(A) - P(A \cap B) = 0,6 - 0,4 = 0,2\).
c) \(P\left( {\overline B |A} \right) = 1 - P\left( {B|A} \right) = 1 - \frac{2}{3} = \frac{1}{3}\).
- Giải bài tập 5 trang 95 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 6 trang 95, 96 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 7 trang 96 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 8 trang 96 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 9 trang 96 SGK Toán 12 tập 2 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục