Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 10 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức


Theo tác giả đoạn trích, câu thơ hay cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


Câu 1

Theo tác giả đoạn trích, câu thơ hay cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích trong SBT Ngữ Văn 10, tập 1, tr. 10-11.


Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích này, tác giả khẳng định:“cần thấy rằng quả liên là đơn vị hết sức cơ bản của luật thi”. Việc xác định “đơn vị cơ bản” trong trường hợp này chủ yếu xét ở góc độ cấu trúc hình thức và bố cục ý của tác phẩm. 

Trong một bài Đường luật bát cú, hai liên giữa bắt buộc phải đối, các liên còn lại có thể đối hoặc không cần đối. Với các cặp câu đối nhau, câu này có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối câu kia về các mặt quan hệ; chúng tạo thành một chỉnh thể ngữ pháp và do đó, biểu thị trọn vẹn một nội dung. Ở các cặp câu không bắt buộc hoặc không sử dụng thủ pháp đổi (về thanh điệu, từ vựng, cú pháp), thực chất giữa các câu đều có quan hệ logic về ý. 


Câu 2

Mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề – thực – luận – kết") là do các nhà thơ đời Đường đặt ra hay do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này? 


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thể thơ Đường luật để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Theo lí giải của tác giả và thực tế lịch sử văn học, mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề – thực – luận – kết”) không phải do các nhà thơ đời Đường đặt ra mà là do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này. Đặc biệt là cách gọi tên “đề”, “thực”, “luận”, “kết” và việc gán cho chúng những chức năng xác định.


Câu 3

Các mô hình luật thi nói trên có bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật hay không? Quan điểm của tác giả bài viết về vấn đề phân định cấu trúc bài thơ theo các mô hình phổ biến nói trên như thế nào?


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thể thơ Đường luật để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Theo lí giải của tác giả, các mô hình luật thi nói trên không thực sự bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật. Trong thực tế sáng tác, tuy ngầm thừa nhận những “công thức”, “mô hình” thi luật của thể loại, nhưng nhà thơ Đường thường xuyên “phá cách” để cốt biểu đạt cảm xúc và suy tư riêng của mình.

Quan điểm của tác giả bài viết về vấn đề phân định cấu trúc bài thơ theo các mô hình phổ biến nói trên: Cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định mô hình cấu trúc. Tác giả cho rằng, đó không phải là “một bố cục tất yếu”; vì thế, nếu vận dụng một cách áp đặt để phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng.


Câu 4

Theo tác giả đoạn trích, vì sao “Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó”?

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn trích trong SBT Ngữ Văn 10, tập 1, tr. 10.


Lời giải chi tiết:

Xét về phương diện cú pháp, tự mỗi câu thơ đã có một cấu trúc nhất định, hầu hết đã biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Tuy vậy, tác giả vẫn cho rằng, một dòng luật thi (tức là một câu thơ luật) đứng tách ra sẽ không cho thấy “vẻ đẹp đầy đủ” của nó. Lí do căn bản là ở chỗ, các câu thơ, trong cấu trúc “cơ sở (liên thơ) và “chỉnh thể” (bài thơ) đều có quan hệ với nhau. Về hình thức, “niêm" chính là mô hình cấu trúc theo chiều dọc, giữa các câu và cặp câu đều có chi phối, ước thúc lẫn nhau. Về nội dung, chúng tạo ra một ý nghĩa khái quát theo một kiểu quan hệ nhất định.


Câu 5

Các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) có tác dụng như thế nào đối với người sáng tác theo thể Đường luật đời sau? Vì sao?


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thể thơ Đường luật để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Theo tác giả, các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) đã được hình thành từ lâu (trong thực tiễn sáng tác của thơ ca đời Đường), tức là đã hình thành một truyền thống. Vì thế, đối với thơ ca sáng tác theo thể Đường luật đời sau, nó “đã có tác dụng hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ. [...], đặc biệt là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau".



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.