Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 5 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức


Hình dạng của thần Gió có gì đặc biệt? Vì sao thần lại có hình dạng đặc biệt như vậy?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hình dạng của thần Gió có gì đặc biệt? Vì sao thần lại có hình dạng đặc biệt như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr.13).

- Chú ý những chi tiết miêu tả thần Gió ở đầu văn bản.

- Liên hệ với các hiện tượng tự nhiên để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

- Hình dạng của thần Gió: Không có đầu, bảo bối là thứ quạt nhiệm màu => Hình dạng kì quặc, đặc biệt.

- Thần Gió có hình dạng đặc biệt như vậy vì người xưa dựa vào các hiện tượng tự nhiên để sáng tạo, hình tượng hoá thành các vị thần. Do tính chất vô hình của gió và hình ảnh thực tế của những cơn lốc xoáy nên thần Gió được miêu tả với hình dạng kì quặc (thần cụt đầu).


Câu 2

Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên nhằm mục đích gì?


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr.13).

- Liên hệ với các hiện tượng tự nhiên để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Nhân vật con trai thần Gió được tạo nên không chỉ có chức năng lí giải hiện tượng tự nhiên mà còn giải thích hành vi, tập tục của cộng đồng:

- Lí giải hiện tượng tự nhiên: Tính chất bất trắc, khó lường của gió có thể gây tổn hại cho cuộc sống con người.

- Lí giải hành vi, tập tục, nguồn gốc tên gọi của loài cây ngải gió có khả năng báo hiệu sự thay đổi thời tiết và kinh nghiệm vào việc sử dụng nó vào việc chữa bệnh cho trâu.


Câu 3

Chuyện gì đã xảy ra giữa con người và các vị thần (thần Gió, Ngọc Hoàng)?


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr.13).

- Chú ý chi tiết đứa con trai nghịch ngợm của thần gió làm đổ bát gạo của con người.


Lời giải chi tiết:

- Con trai của thần Gió vì nghịch ngợm làm đổ bát cháo của con người.

- Con người kiện thần Gió lên Ngọc Hoàng.

- Ngọc Hoàng phạt con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu sau bắt hoá làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ.


Câu 4

Câu chuyện về các nhân vật thần trong truyện Thần Gió thể hiện cách hình dung như thế nào của con người thời cổ đại về thế giới tự nhiên?


Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr.13).


Lời giải chi tiết:

Câu chuyện về các nhân vật thần trong truyện Thần Gió thể hiện nhận thức, quan niệm của người cổ đại về thế giới tự nhiên. Đó là quan niệm về một thế giới vạn vật đều có linh hồn. Trong thế giới ấy, thần cũng có con cái, cũng mắc sai lầm như con người; thần và con người có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng.


Câu 5

Truyện Thần Gió thể hiện chức năng nào của thần thoại suy nguyên?


Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr.13).

Suy ra chức năng của thần thoại suy nguyên.


Lời giải chi tiết:

Truyện Thần Gió thể hiện những chức năng của thần thoại suy nguyên: Chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm của hiện tượng tự nhiên, chức năng giải thích hành vi, tập tục của cộng đồng.



Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí