Giải bài tập 2 Nói và nghe trang 13 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức


Một tác phẩm được gọi là thơ phải đảm bảo những điều kiện gì? Nếu được tham gia một cuộc thảo luận bàn về vấn đề này, bạn dự kiến sẽ nói những ý cơ bản nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Đề bài

Một tác phẩm được gọi là thơ phải đảm bảo những điều kiện gì? Nếu được tham gia một cuộc thảo luận bàn về vấn đề này, bạn dự kiến sẽ nói những ý cơ bản nào?


Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc lại tri thức ngữ văn trong SGK Ngữ Văn 10, tập 1, tr43.

- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết

* Một tác phẩm được gọi là thơ phải đảm bảo tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định. Tức là một bài thơ phải có vần, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, quy tắc tổ chức ngôn từ,…

Khi tham gia cuộc thảo luận bàn về vấn đề này, bạn cần trả lời cho những câu hỏi như:

– Phải chăng vẫn là yếu tố bắt buộc phải có trong thơ?

+ Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của thơ ca. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà thơ sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm.

+ Vần, nhịp điệu đều cần cho thơ nhưng chưa phải là bản chất của thơ. Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. 

– Một bài thơ ít quan tâm tới vấn đề tổ chức nhịp điệu sẽ có diện mạo thế nào?

+ Một bài thơ nếu không quan tâm tới vấn đề tổ chức nhịp điệu thì bài thơ đó sẽ hết sức khô khan, không gây được ấn tượng với người đọc. Ngược lại, một bài thơ được viết có nhịp điệu, có sự phá cách, thì sẽ được thu hút bởi độc giả và tạo được ấn tượng tốt.

– Yếu tố tình cảm, cảm xúc đóng vai trò gì trong thơ?

+ Vai trò của tình cảm trong thơ đã được nhiều nhà thơ cổ kim, phương Đông cũng như phương Tây nhận biết và đề cao. Lê Quý Đôn cho rằng: “thơ khởi phát từ lòng người ta”. Ngô Thì Nhậm nhận xét: “ Mây gió, cỏ hoa xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy cũng từ trong lòng mà nả ra…Hãy xúc động hồn thơ để cho ngọn bút có thần.” Các nhà thơ phương Tây cũng có nhiều ý kiến gần gũi. Tình cảm chiếm một vị trí quan trọng trong thơ ca của nhiều thế kỉ.

+ “Thơ là người thư kí trung thành của trái tim” (Đuy Belây), “thơ là nhiệt tình kết tinh lại” (Anphrét Đơ Vinhi). Bêlinxki cũng cho rằng loại trữ tình chấp nhận và xem như tài sản chính thức của mình “tất cả những gì làm cho phải quan tâm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn, thú say mê, sự khổ đau, nỗi lo lắng, niềm an tâm,…tóm lại tất cả những gì tạo nên cuộc sống tinh thần của chủ thể, hoà nhập và nảy sinh trong tác giả”. Gorki cũng cho rằng “thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm”.

+ Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển.

+ Khi nói đến tình cảm trong thơ, một số nhà thơ xã hội cũ thường thi vị hoá giọng điệu thơ ca buồn. Trong những cảnh đời cũ xót xa, nhà thơ dễ cảm nhận thấy những đau khổ tủi cực của nhiều số phận, do đó trong thơ của họ cái buồn được nói đến nhiều. Tuy nhiên, từ đó lại lí tưởng hoá, thi vị hoá sự đau khổ và xem như chất liệu đặc biệt cao quý của thi ca là sai lầm. Hơn nữa, cũng có thể qua những cảnh ngộ buồn tủi, đáng thương nhà thơ vẫn có thể tìm đến một hướng đi, một cách giải thoát tích cực, mở ra luồng ánh sáng mới. Tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là minh chứng rõ cho điều đó.

+ Trong cuộc đời mới, tình cảm trong thơ là niềm vui lao động sản xuất và xây dựng.

+ Tình cảm trong thơ là nhân tố trực tiếp xây dựng hình tượng thơ. Tình cảm trong thơ không ở trạng thái tĩnh mà luôn có xu hướng vận động để phát triển hình thành trọng vẹn một tứ thơ, một ý tưởng trong thơ.

+ Trong sự vận động của cảm xúc thơ có một hình thái vận động rất phổ biến là vận động từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp đến chiều sâu của nhận thức. Tình cảm trong thơ không mâu thuẫn với lí trí. Cảm xúc và suy tưởng có khả năng tạo nên những kết hợp.

+ Tuy nhiên, thực tế phát triển thơ cũng chỉ ra rằng mối liên hệ giữa cảm xúc và suy nghĩ trong thơ biểu hiện bằng dáng vẻ phong phú, phức tạp. Trong hướng vận động của cảm xúc và suy nghĩ trong thơ có những phong cách thơ hoặc những bài thơ nghiêng hẳn về phía triết lí suy tưởng hoặc bình luận, chính luận.       

– Hình ảnh trong thơ có ý nghĩa đặc biệt ra sao?

  + Hình ảnh trong thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trong câu ca dao: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.  Thuyền và bến ngoài ý nghĩa thực, con thuyền là phương tiện đi lại, bến là nơi thuyền đậu thì ở đây thuyền và bến còn là hình ảnh ẩn dụ biểu thị một cách tinh tế sự chờ đợi thuỷ chung của người con gái với người con trai trong tình yêu.

– Có thể nói gì về mối quan hệ giữa các yếu tố tình, cảnh, sự trong bài thơ? 

+ Nói đối tượng của thơ không phải là những sự việc bên ngoài không có nghĩa là tình cảm trong thơ tự dưng nảy sinh theo kiểu không đau mà rên. Người xưa nói, cảm vật tức cảnh. Phải có sự kiện, sự việc, hoàn cảnh làm chấn động tâm hồn nhà thơ thì tình cảm thơ mới nảy sinh.

+ Lê Quý Đôn từng nói: “Ta cho thơ có ba điều chính: Một tình, hai cảnh, ba sự”. Trước hết là tình, tình làm nảy sinh ra cảnh và sự. Hoặc ngược lại “cảm cảnh, cảm vật mà sinh tình.” 

+ Điều đó cho thấy tình, cảnh, sự có mỗi liên hệ chặt chẽ, chi phối và tác động lẫn nhau.

– Việc triển khai bài thơ cần được thực hiện như thế nào?

+ Cách triển khai bài thơ: Đầu tiên, phải có nhan đề thơ. Nhan đề thơ thâu tóm tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, làm người ta nhớ và phân biệt với các bài thơ khác: Thu điếu, Theo chân Bác, Người đi tìm hình của nước…

+ Tiếp đến là việc xác định dòng thơ và câu thơ: Đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ là sự phân dòng. 

+ Hình thành khổ thơ và đoạn thơ: Sự chia khổ gắn liền với yêu cầu mở rộng bài thơ và tăng cường nhạc cảm cho bài thơ.

+ Hoàn chỉnh tác phẩm thành một bài thơ, có tứ thơ.Tứ thơ bao trùm và chi phối tất cả các yếu tố có trong bài thơ.

+ Cuối cùng là chọn kết cấu bài thơ. Tứ thơ có nhiều hình thức kết cấu tạo hình ảnh như tượng trưng, đối thoại, tương phản, song hành. Kết cấu bài thơ có thể là tương phản như bài Tình ca ban mai của Chế Lan Viên. Có kết cấu đối đáp như bài Việt Bắc của Tố Hữu, có kết cấu theo diễn biến thời gian như Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến,…


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí