Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 13 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức>
Tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong văn bản và chỉ ra trình tự sắp xếp các thông tin đó. Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách? Tính cách của cây được biểu hiện như thế nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đọc lại văn bản Tính cách của cây trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 96 – 98) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong văn bản và chỉ ra trình tự sắp xếp các thông tin đó.
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Tóm tắt những thông tin chính.
Lời giải chi tiết:
Các thông tin chính trong văn bản được trình bày theo trình tự từ khái quát đến cụ thể:
- Tính cách của cây thể hiện ở những hành vi khác nhau với môi trường sống.
– Tính cách của cây thể hiện qua tình huống cây phải rụng lá vào mùa thu.
– Tính cách của cây thể hiện qua tình huống cây phải rụng hoặc mọc thêm cành mới trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Câu 2
Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách? Tính cách của cây được biểu hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Tìm biểu hiện của cây được thể hiện trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Ba cây sồi, sinh trưởng trong những điều kiện giống hệt nhau, nhưng lại có những hành vi khác nhau, tác giả cho rằng cây cũng có tính cách. Chính tính cách bẩm sinh quyết định những hành vi khác nhau của cây.
Tính cách của cây được biểu hiện trong tình huống rụng lá khi mùa thu đến. Trong tình huống đó, mỗi cây sồi lại có những hành vi khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau: cây bên phải thích ứng nhanh, đã sẵn sàng chuyển màu, trong khi hai cây còn lại thì chậm chạp hơn. Đằng sau mỗi hành vi đó là những quyết định khác nhau về thời điểm rụng lá, cây bên phải căng thẳng hơn, khôn ngoan hơn, quyết định rụng ngay lập tức, trong khi đó hai cây còn lại bạo gan hơn, giữ lại màu xanh lâu hơn.
Tính cách của cây còn được biểu hiện trong tình huống khi cây phải đối diện với nguy hiểm, ví dụ như khi sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng hay bị nấm tấn công. Có cây sẽ dũng cảm hi sinh một phần cành của mình, chủ động tấn công và giết chết nấm, nhưng cũng có cây sẽ không chịu rụng cành, thân sẽ mục dần và trở nên ít vững chắc. Có cây tham lam ánh sáng sẽ tận dụng cơ hội khi những cây khác chết đi để mọc ra những cành to và cuối cùng phải trả giá cho sự tham lam ngu ngốc của mình.
→ Như vậy, theo tác giả, tính cách của cây là những quyết định, lựa chọn và phản ứng khác nhau của cây trước những kích thích từ môi trường bên ngoài. Những tính cách khác nhau đó làm nên sự đa dạng về hình dáng của cây cối, mặc dù chúng sống trong điều kiện giống hệt nhau.
Câu 4
Tác giả quan sát và phân tích tính cách của cây từ điểm nhìn nào? Việc sử dụng điểm nhìn đó có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Xác định điểm nhìn của tác giả.
- Nêu tác dụng của việc sử dụng điểm nhìn đó.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã quan sát và phân tích tính cách của cây từ điểm nhìn bên trong của cây.
- Tác dụng: Điểm nhìn này cho thấy những băn khoăn, tính toán, do dự; những diễn biến tâm lí, cảm xúc khác nhau của cây trước các kích thích từ môi trường bên ngoài, giúp cảm nhận được cây cũng là một chủ thể có suy nghĩ, có tính cách như con người.
Câu 4
Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản này?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Xem lại tri thức về miêu tả.
- Rút ra vai trò của miêu tả trong đoạn trích trên.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua các chi tiết:“hoàn toàn xanh mướt”, “cao và nhẵn nhụi”, “những tầng bên dưới sẽ tối om” “dáng chúng uy nghi nổi bật giữa đồng không mông quạnh”,“tán cây của chúng liên kết lại, hình thành nên một vòm lá to lớn”,...
- Vai trò: Yếu tố miêu tả giúp người đọc có thể hình dung ra một cách sống động hình dáng, hành động của cây, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đầy sức sống.
Câu 5
Thông điệp tác giả muốn truyền tải trong văn này là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Chú ý các từ ngữ miêu tả tính cách của cây.
- Rút ra thông điệp tác giả gửi gắm trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Thông qua các từ ngữ miêu tả cây cối như:“hai kẻ chậm chạp này”, “người hàng xóm của mình”, “hàng xóm lân cận”, “thèm khát”, "thận trọng”, “khôn ngoan”, “căng thẳng”, “tận dụng”, “hình dung”,…có thể thấy, tác giả cho rằng cây cối không phải là những vật vô tri mà cũng có cảm xúc, suy nghĩ, tính cách, và do đó cần được ứng xử theo một cách khác.
Câu 6
Các thông tin, dữ liệu tác giả trình bày trong văn bản được lấy từ đâu? Thông tin đó có đáng tin cậy không? Vì sao bạn đánh giá như vậy?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Xác định căn cứ thông tin, dữ liệu tác giả được tác giả sử dụng trong văn bản.
- Từ đó, nhận xét tính xác đáng của thông tin đó.
Lời giải chi tiết:
Các thông tin, dữ liệu trong văn bản được thu thập từ những trải nghiệm và quan sát của tác giả. Có thể thấy điều này qua các chi tiết như: “Trên con đường thôn dã nằm giữa làng Hum-men (Hummel) quê tôi và thị trấn nhỏ kế bên trong thung lũng A-hơ (Ahr) có ba cây sồi. [...] Điều đó khiến chúng trở thành vật nghiên cứu lí tưởng của tôi”. Tác giả đã quan sát cây vào nhiều thời điểm khác nhau một cách hết sức tỉ mỉ, chi tiết, từ trải nghiệm thực tế của một người gắn bó mật thiết với cây cối.
Tuy nhiên, cho đến nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau về cuốn sách Đời sống bí ẩn của cây. Có ý kiến cho rằng những thông tin mà tác giả cung cấp thiếu tính khoa học, vì nó chỉ đơn thuần dựa trên sự quan sát của cá nhân, với rất nhiều suy đoán thiếu căn cứ. Có ý kiến lại cho rằng cuốn sách đã cho thấy một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và thuyết phục về đời sống xã hội của cây cối.
Câu 7
Văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách ứng xử cần có của con người với cây cối?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Chú ý từ ngữ miêu tả tính cách của cây.
- Rút ra cách ứng xử cần có của con người với cây cối.
Lời giải chi tiết:
- Cây cối không phải là những thực thể vô tri, mà là những chủ thể có suy nghĩ, cảm xúc và tính cách. Điều này đã được chứng minh qua nhiều thí nghiệm khoa học. Vì thế, cần ứng xử với cây cối một cách bình đẳng như với tất cả các loài sinh vật khác, trên tinh thần tôn trọng sự sống.
- Vì cây cối có phản ứng và tính cách khác nhau nên khi trồng, chăm sóc cây, ta cần lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng những tính cách khác biệt của chúng, nhờ thế, cây sẽ được sinh trưởng trong một môi trường thuận lợi nhất.
- Văn bản gợi liên tưởng tới những mô hình nông nghiệp sinh thái đã được đề cập đến trong nhiều cuốn sách như Cách mạng từ một cọng rơm của Ma-xa-nô-bư Phư-cư-ô-ca (Masanobu Fukuoka), Quả táo thần kì của Kimura của Ta-cư-gi I-si-ka-oa (Takuji Ishikawa). Trong những cuốn sách này, người ta đã chứng minh, chính cách sản xuất nông nghiệp theo lối bóc lột tự nhiên, trấn áp tự nhiên là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái, sự bùng nổ của sâu bọ, nạn dịch, và chỉ có quay trở về sản xuất thuận tự nhiên thì con người mới gặt hái được những thành quả tốt đẹp từ nông nghiệp.
Câu 8
Theo bạn, cây cối có cảm xúc, suy nghĩ hay không? Nó có thể cảm nhận nỗi đau hay không?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Tính cách của cây.
- Vận dụng kiến thức và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Nhiều thí nghiệm khoa học nổi tiếng đã chứng minh cây cối cũng có tri giác và cảm xúc.
Ví dụ thí nghiệm của người làm vườn nổi tiếng Lu-dơ Bơ-banh (Luther Burbank) ở San-tơ Râu-dơ (Santa Rosa), Ca-li-phoóc-ni-a (California), Mỹ, hay thí nghiệm của nhà thực vật học nổi tiếng Các Lin-ni-ét (Carl Linnaeus).
- Đây vẫn là vấn đề khoa học còn nhiều bí ẩn, vì thế người đọc có thể tự do bày tỏ các quan điểm riêng của mình.
- Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 13 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 14 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 5 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 bài 8 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 6 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 bài 8 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 16 bài 8 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài tập Nói và nghe trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập Viết trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 2 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Viết trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập Nói và nghe trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập Viết trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 2 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Viết trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức