Giải bài tập 1 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức>
Phân tích diễn biến nội tâm của Ăng-đrô-mác thể hiện qua lời khuyên can của nàng dành cho Héc-to.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu 1
Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103).
Lời giải chi tiết:
Khi nghe tin Ăng-đrô-mác đã rời khỏi nhà, Héc-to đã “tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa (Troy) xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xá thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng Xkê (Skey)”. Hành động này của Héc-to cho thấy nỗi lo lắng và niềm mong mỏi được gặp lại người vợ yêu dấu, xuất phát từ tình yêu tha thiết mà Héc-to dành cho nàng.
Câu 2
Phân tích diễn biến nội tâm của Ăng-đrô-mác thể hiện qua lời khuyên can của nàng dành cho Héc-to.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103).
Lời giải chi tiết:
Lời khuyên can của Ăng-đrô-mác đối với Héc-to cho thấy nỗi lo lắng của nàng cho số phận của Héc-to, nỗi đau khổ và tuyệt vọng của nàng trước những dự cảm không lành về tương lai, xuất phát từ những kinh nghiệm đau buồn trong quá khứ.
Câu 3
Qua lời đối thoại của Héc-to và Ăng-đrô-mác, bạn có nhận xét gì về số phận của con người trong chiến tranh?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103).
- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Qua lời đối thoại của Héc-to và Ăng-đrô-mác, có thể thấy chiến tranh là một mối đe doạ đối với sinh mệnh và hạnh phúc con người, đẩy con người tới vực thẳm của sự khổ đau, tuyệt vọng. Ăng-đrô-mác đã mất đi những người thân yêu nhất của mình bởi chiến tranh. Chiến tranh cũng khiến cho Héc-to buộc phải gạt bỏ tình cảm gia đình để sẵn sàng ra trận, đối mặt với định mệnh. Chiến tranh không những chỉ là điều gây ám ảnh trong quá khứ, mà còn là một mối đe doạ trong tương lai. Tuy nhiên, chiến tranh cũng là tình huống bộc lộ hết phẩm chất can trường, quả cảm của con người.
Câu 4
Lời đáp của Héc-to với Ăng-đrô-mác cho thấy tâm trạng, tình cảm gì của chàng? Những tình cảm đó có mâu thuẫn với quyết định mở cổng thành của Héc-to không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103).
- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Lời đáp của Héc-to với Ăng-đrô-mác cho thấy sự giằng co giữa một bên là nỗi lo lắng khôn nguôi cho Ăng-đrô-mác, nỗi thống khổ của chàng khi hình dung ra kết cục bi thảm sẽ đến với vua cha, anh em, thần dân thành Tơ-roa; một bên là nỗi tủi hổ, đau đớn và tuyệt vọng khi nghĩ đến cảnh người vợ yêu dấu của chàng bị hạ nhục. Và đặc biệt, Héc-to dường như đã hiểu thấu nỗi đau khổ của Ăng-đrô-mác. Những tình cảm đó cho thấy tình yêu sâu sắc của chàng dành cho gia đình.
Tuy nhiên, ý thức về danh dự và bổn phận đã buộc Héc-to quyết định mở cổng thành, tuyên chiến với quân Hy Lạp. Quyết định này một mặt mâu thuẫn với tình cảm sâu sắc của chàng đối với gia đình, đẩy nhân vật sử thi vào tình huống lựa chọn đầy giằng co và kịch tính. Nhưng mặt khác, giữa hành động mở cổng thành và tình yêu của chàng dành cho gia đình, dưới góc nhìn của sử thi, lại không mẫu thuẫn, mà tạo nên một trạng thái “hài hoà sử thi” trong hình mẫu người anh hùng. Người anh hùng trong sử thi Hy Lạp là người có tình cảm, có đời sống cá nhân, nhưng khi cần phải lựa chọn, họ sẽ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để thực hiện bổn phận. Điều này được thể hiện một cách thống nhất trong cách xây dựng các nhân vật sử thi trong I-li-át của Hô-me-rơ. A-khin (Achilles) phẫn nộ và mâu thuẫn với A-ga-men-nông (Agamemnong), nhưng khi có chiến tranh, khi những người bạn của mình hi sinh, chàng đã gạt bỏ nỗi hiềm khích cá nhân để ra chiến trận, lập chiến công. Chính sự “hài hoà sử thi” này tạo nên vẻ đẹp của các nhân vật sử thi.
Câu 5
Trong văn bản có đoạn: “Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngủ bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của cha làm nó e sợ. Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười. Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất.”. Theo bạn, các chi tiết được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết cậu bé khóc ré lên, từ chối cái ôm của cha, sợ hãi ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa trên mũ trụ của cha hàm nghĩa chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh ghê gớm đối với mỗi con người, dù là một đứa trẻ. Chi tiết Héc-to tháo mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất, ôm con trai bé bỏng cho thấy mặc dù người anh hùng sử thi sẵn sàng đối mặt với chiến tranh, xả thần nơi chiến trường để thực hiện bổn phận nhưng vẫn sẵn sàng rũ bỏ tước hiệu, chiến công để trở về làm một con người bình thường trong gia đình. Chi tiết này cũng thể hiện nguyên tắc “hài hoà sử thi” trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng, đồng thời ngầm thể hiện một quan niệm nhân sinh của người Hy Lạp cổ đại: vừa chấp nhận chiến tranh như một điều tất yếu, nhưng đồng thời cũng vừa khao khát một cuộc sống hoà bình.
Câu 6
Văn bản cho thấy người Hy Lạp quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa con người và thần linh?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Dựa vào kiến thức đã được học và trải nghiệm bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, có thể nhận ra vai trò của thần linh trong đời sống của người Hy Lạp. Con người khi đau khổ tuyệt vọng thì có thể tới đền thờ thần A-tê-na (Athena) để cầu xin nữ thần rủ lòng thương. Trên nấm mộ của nhà vua Ê-ê-xi-ông (Eetion) là những cây tiểu du do những nàng con gái của thần Dớt, những tiên nữ nanh-phơ (nymphe) chăm sóc. Héc-to vừa bế con trên tay, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt (Cronos) và các vị thần khác.
Những chi tiết này cho thấy tư duy huyền thoại của người Hy Lạp về thế giới, trong đó các thế lực thần linh có sức chi phối mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống con người, giữa thế giới người và thần không có sự ngăn cách, vì thế con người có thể dễ dàng giao tiếp với thần linh. Sự sống và cái chết, thành công hay thất bại, chiến tranh hay hoà bình của con người đều do sự can thiệp của thần linh.
Nhưng khác với thần thoại mà trong đó nhân vật trung tâm là các vị thần, nhân vật trung tâm trong sử thi là con người, là người anh hùng của cộng đồng, có sức mạnh siêu phàm, sánh tựa thần linh, và đôi khi dám hành động chống lại số phận đã được sắp đặt sẵn bởi thần linh. Tư duy thần thoại và ý thức ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của con người chính là hai phương diện vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trong sử thi.
Câu 7
“Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận.[...] Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông (llion) này, nhất là ta.. Bạn hiểu như thế nào về quan niệm này? Theo bạn, quan niệm đó có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Lời nói của Héc-to trong đoạn cuối của văn bản không chỉ thể hiện quan niệm của riêng chàng mà còn là quan niệm của người Hy Lạp cổ đại về định mệnh và chiến tranh. Người Hy Lạp cho rằng, định mệnh là tất yếu, không ai có thể trốn chạy và gây chiến tranh hay đương đầu với chiến tranh là bổn phận của người đàn ông. Thời nay, ở đâu đó trên thế giới, rất nhiều người còn tin vào định mệnh hoặc nhân danh bổn phận để tạo ra chiến tranh, nhưng nhân loại nói chung đều mong muốn một cuộc sống hoà bình và tìm mọi cách để có thể làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những vấn đề đặt ra trong sử thi đã không còn giá trị.
Câu 8
Tình huống chính được miêu tả trong đoạn trích là gì? Bạn có đồng ý với cách hành xử của các nhân vật trong tình huống này không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 – 103).
- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tình huống chính được miêu tả trong đoạn trích là tình huống gặp gỡ giữa Héc-to và Ăng-đrô-mác trước khi chàng quyết định mở cổng thành, nghênh chiến với quân Hy Lạp. Đây là một tình huống giàu kịch tính, buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình cảm và bổn phận, bộc lộ toàn bộ phẩm chất của mình, đẩy cảm xúc của các nhân vật lên tới mức căng thẳng cực độ.
Trong tình huống đó, các nhân vật đã lựa chọn gạt bỏ những tình cảm riêng tư để làm tròn bổn phận và bảo toàn danh dự của mình. Những lựa chọn đó thể hiện nhân sinh quan của người Hy Lạp thời cổ đại, là lựa chọn hữu lí vào thời điểm cộng đồng phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính.
Tuy nhiên, vào thời đại ngày nay, người ta có thể có những lựa chọn khác. Chiến tranh không còn là một giải pháp tất yếu và duy nhất. Thay vì bảo vệ lợi ích của một quốc gia, một cộng đồng, dân tộc, người ta có thể nghĩ tới những lợi ích toàn cầu. Con người có thể lựa chọn chung sống trong hoà bình, có thể theo đuổi những đam mê, tình cảm cá nhân mà vẫn làm tròn bổn phận với tập thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là những nhân vật sử thi thiếu đi sự hấp dẫn đối với con người của thời đại ngày nay.
- Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 22 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 5 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 22 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 6 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 22 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài tập Nói và nghe trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập Viết trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 2 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Viết trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập Nói và nghe trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập Viết trang 18 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 2 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Nói và nghe trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 1 Viết trang 25 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức