

Giải bài 5 trang 88, 89 vở thực hành Toán 7 tập 2
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC và tia đối của tia CB theo thứ tự lấy hai điểm D và E sao cho (BD = CE). a) Chứng minh (Delta ADE) cân. b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AM là tia phân giác của góc DAE và (AM bot DE). c) Từ B và C kẻ BH, CK theo thứ tự vuông góc với AD, AE. Chứng minh: (BH = CK). d) Chứng minh: HK//BC.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC và tia đối của tia CB theo thứ tự lấy hai điểm D và E sao cho BD=CEBD=CE.
a) Chứng minh ΔADEΔADE cân.
b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AM là tia phân giác của góc DAE và AM⊥DEAM⊥DE.
c) Từ B và C kẻ BH, CK theo thứ tự vuông góc với AD, AE. Chứng minh: BH=CKBH=CK.
d) Chứng minh: HK//BC.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Chứng minh ΔABD=ΔACEΔABD=ΔACE (c.g.c), do đó AD=AEAD=AE nên tam giác ADE cân tại A.
b) + Chứng minhΔAMD=ΔAMEΔAMD=ΔAME (c.c.c), suy ra ^DAM=^MAEˆDAM=ˆMAE và ^DMA=^EMAˆDMA=ˆEMA, suy ra AM là phân giác của góc DAE.
+ Mặt khác do ^DMAˆDMA và ^AMEˆAME là hai góc bù nhau nên ^DMA=^AME=90oˆDMA=ˆAME=90o hay AM⊥DEAM⊥DE.
c) + Chứng minhΔABH=ΔACKΔABH=ΔACK (cạnh huyền- góc nhọn), suy ra BH=CK.
d) + Gọi giao điểm của AM và HK là N.
+ Chứng minh ΔANH=ΔANK(c.g.c), từ đó chứng minh được ^ANH=^ANK=90o, suy ra AM⊥HK
+ Vì AM⊥HK, mà AM⊥DE nên HK//BC.
Lời giải chi tiết
a) Do ΔABC cân tại A nên ^ABC=^ACB, suy ra ^ABD=^ACE (cùng bù với góc ABC, ACB).
Xét ΔABD và ΔACE có:
AB=AC (do tam giác ABC cân tại A), ^ABD=^ACE (chứng minh trên), BD=CE (theo giả thiết), suy ra ΔABD=ΔACE (c.g.c), do đó AD=AE (hai cạnh tương ứng), suy ra ΔADE cân tại A.
b) Ta có: DM=DB+BM,EM=CE+MC, mà BD=CE (gt), BM=MC (M là trung điểm của BC), suy ra DM=MC.
Xét ΔAMD và ΔAME có:
AM chung, AD=AE (chứng minh trên), DM=MC (chứng minh trên)
Do đó ΔAMD=ΔAME (c.c.c), suy ra ^DAM=^MAE và ^DMA=^EMA, suy ra AM là phân giác của góc DAE.
Mặt khác do ^DMA và ^AME là hai góc bù nhau nên ^DMA=^AME=90o AM⊥DE.
c) Vì ΔABD=ΔACE (chứng minh trên) nên ^DAB=^CAE.
Xét tam giác vuông ABH và tam giác vuông ACK, ta có: ^DAB=^CAE,AB=AC nên ΔABH=ΔACK (cạnh huyền- góc nhọn), suy ra BH=CK (hai cạnh tương ứng).
d) Gọi giao điểm của AM và HK là N.
Xét ΔANH và ΔANK, có: AH=AK (do ΔABH=ΔACK), ^DAM=^MAE (chứng minh trên), AN là cạnh chung. Do đó, ΔANH=ΔANK(c.g.c), suy ra ^ANH=^ANK (hai góc tương ứng), mà hai góc này kề bù nên ^ANH=^ANK=90o, suy ra AM⊥HK.
Ta có AM⊥HK, mà AM⊥DE nên HK//BC.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay