Giải bài 4 (8.15) trang 63, 64 vở thực hành Toán 7 tập 2>
Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm 8 phần có diện tích bằng nhau và ghi số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 như hình bên, được gắn vào trục quay có mũi tên ở tâm. Bạn Việt quay tấm bìa. a) Tìm xác suất để mũi tên vào hình quạt: • Ghi số lẻ. • Ghi số 6. b) Biết rằng nếu mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 1 hoặc 2 thì Việt nhận được 100 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 3 hoặc 4 thì Việt nhận được 200 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 5 hoặc 6 thì Việt nhận được 300 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 7 hoặc 8 t
Đề bài
Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm 8 phần có diện tích bằng nhau và ghi số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 như hình bên, được gắn vào trục quay có mũi tên ở tâm.
Bạn Việt quay tấm bìa.
a) Tìm xác suất để mũi tên vào hình quạt:
- Ghi số lẻ.
- Ghi số 6.
b) Biết rằng nếu mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 1 hoặc 2 thì Việt nhận được 100 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 3 hoặc 4 thì Việt nhận được 200 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 5 hoặc 6 thì Việt nhận được 300 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 7 hoặc 8 thì Việt nhận được 400 điểm.
Xét các biến cố sau:
A: “Việt nhận được 100 điểm”; B: “Việt nhận được 200 điểm”;
C: “Việt nhận được 300 điểm”; D: “Việt nhận được 400 điểm”.
- Các biến cố A, B, C, D có đồng khả năng không? Vì sao?
- Tìm xác suất của các biến cố A, B, C và D.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra một và chỉ một biến cố trong k biến cố này thì xác suất của k biến cố bằng nhau và bằng \(\frac{1}{k}\).
Lời giải chi tiết
a)
- Khả năng mũi tên dừng ở mỗi hình quạt là như nhau. Có 4 hình quạt ghi số lẻ và có 4 hình quạt ghi số chẵn. Do đó, biến cố E: “Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi vào số lẻ” và biến cố F: “Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi vào số chẵn” là đồng khả năng và luôn xảy ra một và chỉ trong hai biến cố trên. Vậy xác suất của biến cố E bằng \(\frac{1}{2}\).
- Có 8 hình quạt và có một và chỉ một hình quạt ghi số 6 nên xác suất của biến cố “Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi vào số 6” bằng \(\frac{1}{8}\).
b) Biến cố A xảy ra khi mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 1 hoặc 2. Biến cố B xảy ra khi mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 3 hoặc 4. Biến cố C xảy ra khi mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 5 hoặc 6. Biến cố D xảy ra khi mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 7 hoặc 8. Bốn hình quạt này có diện tích bằng nhau. Do đó, bốn biến cố A, B, C, D là đồng khả năng. Vì luôn xảy ra một và chỉ một trong bốn biến cố này nên xác suất của các biến cố A, B, C, D bằng nhau và bằng \(\frac{1}{4}\).
- Giải bài 5 trang 64 vở thực hành Toán 7 tập 2
- Giải bài 6 trang 65 vở thực hành Toán 7 tập 2
- Giải bài 3 (8.14) trang 63 vở thực hành Toán 7 tập 2
- Giải bài 2 (8.13) trang 63 vở thực hành Toán 7 tập 2
- Giải bài 1 (8.12) trang 63 vở thực hành Toán 7 tập 2
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay