Soạn bài Tương tư (chi tiết)


Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình trải suốt bài thơ nhưng đến tận cuối bài nỗi nhớ mong ấy vẫn chưa được đền đáp.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ?

Lời giải chi tiết:

Nỗi nhớ và những lời kể, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai

- Tâm trạng mong nhớ tha thiết “chín nhớ mười mong”

- Trách móc để bộc lộ nỗi tương tư của mình ("cớ sao bên ấy chưa sang bên này?")

- Tâm trạng mong ngóng, trông đợi, mòn mỏi:

+ Câu thơ “ngày qua ngày lại qua ngày”, ngắt nhịp 3/3, chữ “lại” diễn tả vòng thời gian trôi lặp lại trong sự vô vọng

+ Lấy sự chuyển đổi màu sắc “lá xanh” thành “lá vàng” chỉ thời gian chờ đợi

+ Nỗi nhớ mong kéo dài theo năm tháng

→ Cách diễn đạt tinh tế, giàu ý nghĩa

- Những ước vọng xa xôi:

+ Trong ao ước có sự vô vọng: hình ảnh bến, hoa, đò khó “gặp” nhau.

+ Chàng trai quê sống những nỗi tương tư, vẫn mang những niềm ước vọng xa xôi

+ Đáng lý phải nói “cau thôn Đoài” nhớ “trầu thôn Đông” nhưng tác giả nói chệch đi, nỗi nhớ nhung vẫn không thay đổi.

- Nỗi mong nhớ kéo dài tới cuối bài thơ nhưng không được đền đáp để tâm trạng nhân vật trữ tình bộc lộ tha thiết, sâu sắc.

Quảng cáo
decumar

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (Trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Theo anh (chị), cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von... ở bài này có những điểm gì đáng chú ý?

Lời giải chi tiết:

Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von:

- Giọng điệu tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn

- Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến đò, hoa, bướm, trầu cau

- Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, kín đáo, ý nhị, có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn, chàng trai quê

- Sử dụng hình ảnh thân thuộc, gợi hình gợi cảm

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Qua bài Tương tư, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” (Hoài Thanh). Điều đó được thể hiện ở:

- Lời nhận định của Hoài Thanh, thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa đất nước" rất đúng với bài Tương tư. Bởi, Nguyễn Bính đã yêu thôn quê một cách kỳ lạ, chân thực và sâu đậm. Cho nên, ngay cả những câu thơ bình dị nhất, vẫn có sức lôi cuốn, vẫn có cái duyên làm xao động lòng người (Bảo rằng cách trở đò giang/ Không sang là chẳng đường sang đã đành/ Nhưng đây cách một đầu đình/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi)

- Cách biểu hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ chân thật, giản dị, ý nhị và kín đáo.

- Chất liệu, hình ảnh đậm màu dân gian, đậm chất chân quê: thôn Đoài, thôn Đông, giầu, cau, 

- Lối nói chân chất, thật thà

- Thể hiện tinh tế, giàu sức gợi cảm

- Nguyễn Bính sử dụng thể thơ dân tộc: thể lục bát.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi tương tư của chàng trai.

- Phần 2 (4 câu còn lại): Ước vọng lứa đôi hòa hợp.

Nội dung chính

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 8 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.