Đề thi học kì 1 Văn 11- Cánh diều

Đề thi học kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 1


Đề thi học kì 1 Văn 11 bộ sách Cánh diều đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau :

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích...

 

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

 

Hoà bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa...

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

 

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

 

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.

                                      (Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.

A. Nhân vật cô bé nhà bên

B. Nhân vật anh

C. Tác giả

D. Cô du kích

Câu 2. Chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ sau:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích...

A. Gieo vần chân

B. Gieo vần lưng

C. Gieo vần tiếp

D. Gieo vần chéo

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

                             Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

                             Có những ngày trốn học bị đòn roi...

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Liệt kê

D. Đối lập

Câu 4. Nhân vật tôi từ biệt mẹ trong hoàn cảnh nào?

A. Khi quê hương đầy bóng giặc

B. Khi hòa bình lặp lại

C. Khi cùng cô bé nhà bên tham gia du kích

D. Khi cô bé nhà bên hi sinh

Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về những câu thơ sau:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.

A. Sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình.

B. Sự thay đổi trong quan niệm sống của nhân vật trữ tình.

C. Sự thay đổi hoàn cảnh sống của nhân vật trữ tình.

D. Sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu của nhân vật trữ tình.

Câu 6. Từ “khúc khích” trong câu thơ “Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích được hiểu như thế nào?

A. Diễn tả cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, mừng rỡ.

B. Thể hiện niềm vui chiến thắng.

C. Diễn tả cảm xúc bâng khuâng trong lần gặp lại.

D. Thể hiện sự ngượng ngùng, e thẹn.

Câu 7. Hình ảnh cô bé nhà bên trong bài thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về tuổi trẻ thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm?

A. Lặng thầm, nhút nhát.

B. Bồng bột, dại khờ;

C. Nhiều khát khao, mơ tưởng;

D. Tuổi trẻ hồn nhiên, dũng cảm.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nhận xét về tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong đoạn thơ sau:

        Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

        Cũng vào du kích

        Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

        Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Câu 9. Bài thơ gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước?

Câu 10. Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:

                             “Quê hương là chùm khế ngọt

                             Cho con trèo hái mỗi ngày

                             Quê hương là đường đi học

                             Con về rợp bướm vàng bay”

          Liên hệ với đoạn thơ sau để nhận xét về tình cảm đối với quê hương của hai tác giả:

                             Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

                             Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

                             “Ai bảo chăn trâu là khổ?”

                             Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

                             Những ngày trốn học

                             Đuổi bướm cầu ao

                             Mẹ bắt được...

                             Chưa đánh roi nào đã khóc!

         

II. VIẾT (4,0 điểm)

          Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

B

A

C

A

A

A

D

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.

A. Nhân vật cô bé nhà bên

B. Nhân vật anh

C. Tác giả

D. Cô du kích

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên: Nhân vật anh

→ Đáp án B

Câu 2 (0.5 điểm)

Chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ sau:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích...

A. Gieo vần chân

B. Gieo vần lưng

C. Gieo vần tiếp

D. Gieo vần chéo

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Xác định cách gieo vần.

Lời giải chi tiết:

Cách gieo vần trong đoạn thơ trên: Gieo vần chân

→ Đáp án A

Câu 3 (0.5 điểm)

Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

                             Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

                             Có những ngày trốn học bị đòn roi...

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Liệt kê

D. Đối lập

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Xác định biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết:

                             Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

                             Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên: Liệt kê

→ Đáp án C

Câu 4 (0.5 điểm)

Nhân vật tôi từ biệt mẹ trong hoàn cảnh nào?

A. Khi quê hương đầy bóng giặc

B. Khi hòa bình lặp lại

C. Khi cùng cô bé nhà bên tham gia du kích

D. Khi cô bé nhà bên hi sinh

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Xác định hoàn cảnh từ biệt mẹ của nhân vật tôi.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật tôi từ biệt mẹ trong hoàn cảnh: Khi quê hương đầy bóng giặc

→ Đáp án A

Câu 5 (0.5 điểm)

Anh/ chị hiểu như thế nào về những câu thơ sau:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.

A. Sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình.

B. Sự thay đổi trong quan niệm sống của nhân vật trữ tình.

C. Sự thay đổi hoàn cảnh sống của nhân vật trữ tình.

D. Sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu của nhân vật trữ tình.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

 Lời giải chi tiết:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.

Những câu thơ trên thể hiện: Sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình.

 → Đáp án A

Câu 6 (0.5 điểm)

Từ “khúc khích” trong câu thơ “Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích được hiểu như thế nào?

A. Diễn tả cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, mừng rỡ.

B. Thể hiện niềm vui chiến thắng.

C. Diễn tả cảm xúc bâng khuâng trong lần gặp lại.

D. Thể hiện sự ngượng ngùng, e thẹn.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Từ “khúc khích” trong câu thơ “Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích được hiểu là: Diễn tả cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, mừng rỡ.

→ Đáp án A

Câu 7 (0.5 điểm)

Hình ảnh cô bé nhà bên trong bài thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về tuổi trẻ thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm?

A. Lặng thầm, nhút nhát.

B. Bồng bột, dại khờ;

C. Nhiều khát khao, mơ tưởng;

D. Tuổi trẻ hồn nhiên, dũng cảm.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh cô bé nhà bên trong bài thơ gợi lên suy nghĩ về tuổi trẻ thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm: Tuổi trẻ hồn nhiên, dũng cảm.

→ Đáp án D

Câu 8 ( 0.5 điểm)

Nhận xét về tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong đoạn thơ sau:

        Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

        Cũng vào du kích

        Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

        Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong đoạn thơ.

- Thành phần chêm xen: có ai ngờ, thương thương quá đi thôi

- Tác dụng:

+ Nội dung: Bổ sung thông tin cần thiết (không ai ngờ được cô bé nhà bên cũng vào du kích); bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình về cô bé hàng xóm, đó là tình thương yêu, quý mến.

+ Nghệ thuật: làm cho câu thơ hài hòa, chặt chẽ về cấu trúc.

 Câu 9: (0.5 điểm)

Bài thơ gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ gợi những suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước:

- Bài thơ thể hiện những tình cảm trong sáng và tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ trong thời kì đất nước có chiến tranh.

- Thế hệ trẻ cần có những hành động, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu quê hương đất nước: rèn đức, luyện tài, làm những việc tốt….

Câu 10: (0.5 diểm)

Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:

                             “Quê hương là chùm khế ngọt

                             Cho con trèo hái mỗi ngày

                             Quê hương là đường đi học

                             Con về rợp bướm vàng bay”

          Liên hệ với đoạn thơ sau để nhận xét về tình cảm đối với quê hương của hai tác giả:

                             Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

                             Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

                             “Ai bảo chăn trâu là khổ?”

                             Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

                             Những ngày trốn học

                             Đuổi bướm cầu ao

                             Mẹ bắt được...

                             Chưa đánh roi nào đã khóc!

 Phương pháp giải:

HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về tình cảm đối với quê hương của hai tác giả:

- Quê hương trong trái tim mỗi tác giả là những hình ảnh gần gũi, những con người thân thương; những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.

- Nhận xét: Đó là những tình cảm đẹp, chân thành, sâu sắc; là hành trang đi theo mỗi người trong suốt cuộc đời.

II. VIẾT (4 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

* Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích: Khiêm tốn là gì? (là đánh giá đúng bản thân, không tự cao, tự đại cũng không hạ thấp mình)

- Phân tích: Biểu hiện của tính khiêm tốn:

+ Người khiêm tốn là người đánh giá đúng bản thân;

+ Người khiêm tốn là người biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác, biết ghi nhận giá trị của người khác.

- Lí giải, bình luận: Tại sao cần có tính khiêm tốn?

+ Đánh giá đúng năng lực bản thân và năng lực của người khác, học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, cơ hội thành công sẽ cao hơn;

 + Được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng.

+ Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp.

- Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng thực tế về con người có tính khiêm tốn.

- Nêu phản đề.

- Bài học:

* Kết thúc vấn đề nghị luận: Đánh giá khái quát về vấn đề.  

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!